Giáo án Vật lí 10 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Vật lí lớp 10 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 10 kì 2 soạn theo công văn 5512
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 39: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Phát biểu được định nghĩa công của một lực. Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản (lực không đởi, chuyển dời thẳng).
- Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của công suất.
- Năng lực
- Năng lực được hình thành chung :
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
- Năng lực chuyên biệt môn vật lý :
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực cá nhân của HS
- Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,…
- HS: Ôn tập các kiến thức: + Khái niệm công đã học ở lớp 8
+ Quy tắc phân tích một lực thành hai lực thành phần có phương đồng quy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- b) Nội dung: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới:
- c) Sản phẩm: HS lắng nghe
- d) Tổ chức thực hiện:
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới:
Nhắc lại hai trường hợp HS đã được học: lực cùng hướng và vuông góc với hướng dịch chuyển. Khi nào có công cơ học. Bài học hôm ….
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Công
- a) Mục tiêu: Định nghĩa được công cơ học trong trường hợp tổng quát A = Fs cos α
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Khi nào có công cơ học? - Nhận xét câu trả lời. - Nhắc lại hai trường hợp HS đã được học: lực cùng hướng và vuông góc với hướng dịch chuyển B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. | I. Công 1. Khái niệm về công Một lực sinh công khi nó tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực chuyển dời |
Hoạt động 2: Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát
- a) Mục tiêu: Phân biệt được công của lực phát động với công của lực cản.
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Nêu và phân tích bài toán tính công trong trường hợp tổng quát. - Hướng dẫn: thành phần tạo ra chuyển động không mong muốn. - Hướng dẩn: sử dụng công thức đã biết: A = F.s - Nhận xét công thức tính công tổng quát. - Công của lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Và phụ thuộc thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. | 2. Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát: Nếu lực không đổi có điểm đặt chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc a thì công của lực được tính theo công thức A= F.S.cos a. * Biện luận: a) a < 900 Þ A > 0: A là công phát động b) a = 900 Þ A = 0: điểm đặt của lực chuyển dời theo phương vuông góc với lực c) a > 900 Þ A < 0: A là công cản trở chuyển động
|
Hoạt động 3: Vận dụng công thức tính công
- a) Mục tiêu: Làm được các bài tập
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm bài tập với nội dung: Bài 1: Một ô tô chuyển động lên dốc, mặt dốc nghiêng góc β so với mặt phẳng nằm ngang, chiều dài dốc l. Hệ số ma sát giữa ô tô và mặt dốc là k (hình vẽ)
1. Có những lực nào tác dụng lên ô tô? 2. Tính công của những lực đó? 3. Chỉ rõ công cản và công phát động? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. | 3: Vận dụng công thức tính công 1. Có các lực:
2. AN = 0; AF = F.l; Ams = - Fms.l AP = P.l.cos(900 + β) => AP<0
3. Ams < 0 vì cản trở chuyển động -> công của lực ma sát là công cản. AF > 0 và lực là lực phát động -> công của lực là công phát động. AP < 0 => công cản.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Học sinh được ôn tập lại kiến thức
- b) Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi
- lực vuông góc với gia tốc của vật.
- lực ngược chiều với gia tốc của vật
- lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
- lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
Câu 2: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là
- N.m/s.
- W.
- J.s.
- HP.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.
- Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
- Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.
- Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.
Câu 4: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là
- 260 J.
- 150 J.
- 0 J.
- 300 J.
Câu 5: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2)
- 60 J.
- 1,5 J.
- 210 J.
- 2,1 J.
Câu 6: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Trong thời gian 1,2 s kể từ lúc bắt đầu thả vật, trọng lực thực hiện một công bằng
- 196 J.
- 138,3 J.
- 69,15 J.
- 34,75J.
Câu 7: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng bằng 0,2 lần trọng lượng của vật. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng bằng
- – 95 J.
- – 100 J.
- – 105J.
- – 98 J.
Câu 8: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m, chiều cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của trọng lực khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là
- 220 J.
- 270 J.
- 250 J.
- 260 J.
Câu 9: Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Công của động cơ thực hiện trong 5s đầu tiên là
- 250 kJ.
- 50 kJ.
- 200 kJ.
- 300 kJ.
Câu 10: Một vật khối lượng 1500 kg được cần cẩu nâng đều lên độ cao 20 m trong khoảng thời gian 15 s. Lấy g = 10 m/s2. Công suất trung bình của lực nâng của cần cẩu là
- 15000 W.
- 22500 W.
- 20000 W.
- 1000 W.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | C | D | A | D | B | B | C | D | C |
- d) Tổ chức thực hiện:
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
- b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Một người kéo một hòm gỗ khối lượng 80kg trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp góc 600 so với phương năm ngang. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là
- c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
Đáp án: 750 J
- d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Dặn dò
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
..........................................................................................................................................................
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Vật lí lớp 10 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Vật lí 10.
Phí tải giáo án:
- 150.000/học kì
- 200.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THPT