Giáo án Vật lí THPT soạn theo công văn 5512
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Vật lí cấp THPT mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem video về mẫu Giáo án Vật lí THPT soạn theo công văn 5512
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức
- Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.
- Viết được công thức tính quãng đường đi và dạng phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
- Năng lực
- Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
- Năng lực chuyên biệt môn vật lý:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực cá nhân của HS
- Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên:
- Hình vẽ 2.2, 2.3 trên giấy lớn; Một số bài tập về chuyển động thẳng đều.
- Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về hệ toạ độ, hệ quy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
- Chất điểm là gì? nêu cách xác định vị trí của một ô tô trên một quốc lộ?
- Phân biệt hệ toạ độ và hệ qui chiếu?
- GV nhận xét câu trả lời của HS & cho điểm
- Vậy nếu 2 chuyển động thẳng đều có cùng tốc độ, chuyển động nào đi trong thời gian nhiều hơn sẽ đi được quãng đường xa hơn? |
- Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Chuyển động thẳng đều
- a) Mục tiêu:
- Đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.
- Viết được công thức tính quãng đường đi và dạng phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Khi vật có quỹ đạo là thẳng thì để xác định vị trí của vật ta cần mấy trục toạ độ? - Hs nhớ lại kiến thức cũ, để trả lời câu hỏi của gv: + Chỉ cần một trục với gốc toạ độ và chiều dương xác định và một cái thước. CH1.1: Vận tốc trung bình của chuyển động cho ta biết điều gì? Công thức tính vận tốc trung bình? Đơn vị? GV nhắc lại: Ở lớp 8, ta có khái niệm vtb, tuy nhiên nếu vật chuyển động theo chiều (-) đã chọn thì vtb cũng có giá trị (-). Ta nói vtb có giá trị đại số. TB: Vận tốc trung bình: đặc trưng cho phương chiều chuyển động và mức độ nhanh chậm của thay đổi vị trí của vật chuyển động. GT: Khi không nói đến chiều chuyển động mà chỉ muốn nhấn mạnh đến độ lớn của vận tốc thì ta dùng khái niệm tốc độ trung bình, như vậy tốc độ trung bình là giá trị độ lớn của vận tốc trung bình. - HS quan sát bảng tốc độ trung bình của một số vật trong cuộc sống. CHSĐ: Tốc độ TB của xe ô tô đi từ HL đến HN là 50km/h, liệu tốc độ trung bình của ôtô đó trên nửa đoạn đường đầu có bằng như vậy không? CH2.1: nếu một chất điểm chuyển động có TĐTB trên mọi đoạn đường hay mọi khoảng thời gian đều như nhau thì ta có kết luận gì về tốc độ của chất điểm đó? - Chú ý lắng nghe thông tin để trả lời câu hỏi. + Chưa chắc đã bằng nhau. + Tốc độ là như nhau hay vật chuyển động đều CH2.2: Như thế nào là chuyển động thẳng đều? - Quỹ đạo của chuyển động này có dạng ntn? KL: tóm lại khái niệm chuyển động thẳng đều. Trong chuyển động thẳng đều để đơn giản người ta sử dụng thuật ngữ tốc độ, kí hiệu v CH2.3: Cho ví dụ về chuyển động thẳng đều? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Hs nhớ lại kiến thức cũ - Thảo luận trả lời câu hỏi của GV * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày kết quả - HS khác nhận xét * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức - Ghi nhận khái niệm. | I. Chuyển động thẳng đều. Xét một chất điểm chuyển động thẳng một chiều theo chiều dương - Thời gian CĐ: t = t2 – t1 -Quãng đường đi được: s = x2 – x1 1. Tốc độ trung bình Đơn vị: m/s hoặc km/h … * Ý nghĩa: Tốc độ tb đặc trưng cho phương chiều chuyển động. * Chú ý: Tốc độ Tb vtb > 0
2. Chuyển động thẳng đều. SGK.
3. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều.
Trong đó : + s là quãng đường đi, s > 0. + v là tốc độ , v> 0. + t là thời gian. Đơn vị : +Hệ SI [v] : m/s + [s] : m + [t] : s Đặc điểm: s ~ ∆t
|
Hoạt động 2: Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.
- a) Mục tiêu:
- Hiểu cách xây dựng pt của chuyển động thẳng đều.
- Xây dựng phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến | ||||||||||
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ TB: PTCĐ là phương trình sự phụ thuộc của toạ độ vào thời gian x = f(t). Cho ta biết được vị trí của vật ở một thời điểm. TB báo bài toán: Một chất điểm M cđ thẳng đều xuất phát từ A cách gốc toạ độ O có toạ độ x0 với vận tốc v chiều (+) của trục. - Hãy xác định quãng đường vật đi được sau thời gian t và vị trí của vật khi đó bằng toạ độ?
- Để biểu diễn cụ thể sự phụ thuộc của toạ độ của vật chuyển động vào thời gian, người ta có thể dùng đồ thị toạ độ – thời gian. CH3.1: Phương trình (2) có dạng tượng tự hàm số nào trong toán ? CH3.2: Việc vẽ đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều cũng được tiến hành tương tự. - Gợi ý: Phải lập bảng (x, t) và nối các điểm xác định được trên hệ trục toạ độ có trục hoành là trục thời gian (t), còn trục tung là trục toạ độ (x) CH3.3: Từ đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều cho ta biết được điều gì? CH3.4: Nếu ta vẽ 2 đồ thị của 2 chuyển động thẳng đều khác nhau trên cùng một hệ trục toạ độ thì ta có thể phán đoán gì về kết quả của 2 chuyển động đó. Giả sử 2 đồ thị này cắt nhau tại một điểm ? CH3.5: Vậy làm thế nào để xác định được toạ độ của điểm gặp nhau đó? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS dựa vào khái niệm sgk trả lời các câu hỏi - HS hoàn thành các bài tập theo yêu cầu * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. | II. Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều. 1. Phương trình chuyển động thẳng đều. Là phương trình diễn tả sự phụ thuộc toạ độ x vào thời gian t. Bài toán : A(x0) , Ox có chiều (+) là chiều cđ, v. Lập PTCĐ? BG: - Chọn HQC: + Trục toạ độ Ox chiều (+) chiều cđ. A cách gốc x0. + Mốc thời gian t0 lúc xuất phát từ A. Quãng đường đi của vật ở thời điểm t sau: S = = v(t – t0) Vị trí vật tại M(x): * Chú ý: Nếu chọn mốc thời gian t0 = 0 thì PTCĐ sẽ là: Trong đó: x0, v mang giá trị đại số phụ thuộc chiều (+) của trục Ox. 2. Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều. Bài toán:
Chọn hqc: + Gốc O, trục Ox trùng quỹ đạo cđ + Chiều (+) cùng chiều cđ + Gốc thời gian là lúc xuất phát t0 = 0 PTCĐ: x = xo + vt. + Lập bảng. + Dựng các điểm toạ độ. + Nối các điểm toạ độ(x,t) VD: (SGK) Hay: x = 5 + 10t (km) * Đồ thị toạ độ - thời gian:
* Nhận xét: Trong đồ thị toạ độ- thời gian + Đồ thị có độ dốc càng lớn thì vật chuyển động với vận tốc càng cao. + Đồ thị biểu diễn một vật đứng yên là một đường song song vơi trục thời gian. + Điểm giao nhau của hai đồ thị cho biết thời điểm và vị trí gặp nhau của hai vật. + Trong cđtđ hệ số góc của đường biễu diễn toạ độ thời gian có giá trị bằng vận tốc. Ta có: tan= * Chú ý: v mang giá trị đại số. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
- b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Một chiếc xe chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB với tốc độ trung bình là v. Câu nào sau đây là đúng?
- Xe chắc chắn chuyển động thẳng đều với tốc độ là v.
- Quãng đường xe chạy được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
- Tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau trên đường thẳng AB có thể là khác nhau.
- Thời gian chạy tỉ lệ với tốc độ v.
Câu 2: Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì
- tọa độ của vật luôn có giá trị (+).
- vận tốc của vật luôn có giá tri (+).
- tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+).
- tọa độ luôn trùng với quãng đường.
Câu 3: Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là
- 20 km/h.
- 30 km/h.
- 60 km/h.
- 40 km/h.
Câu 4: Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 40 km với tốc độ trung bình là 80 km/h, trên đoạn đường 40 km tiếp theo với tốc độ trung bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 80 km này là:
- 53 km/h.
- 65 km/h.
- 60 km/h.
- 50 km/h.
Câu 5: Một chiếc xe từ A đến B mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là 48 km/h. Trong 1/4 khoảng thời gian đầu nó chạy với tốc độ trung bình là v1 = 30 km/h. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình bằng
- 56 km/h.
- 50 km/h.
- 52 km/h.
- 54 km/h.
Câu 6: Chọn câu sai:
- Chuyển động thẳng với vận tốc có chiều không đổi là chuyển động thẳng đều
B-Chuyển động thẳng đều có đồ thị vận tốc theo thời gian là đường thẳng song song với trục hoành ot
C-Chuyển động thẳng đều có vận tốc tức thời không đổi
D-Trong chuyển động thẳng đều đồ thị theo thời gian của toạ độ và của vận tốc là những đường thẳng
Câu 7: Hãy nêu đầy đủ các tính chất đặc trưng cho chuyển động thẳng đều của một vật
A-Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ
B-Véc tơ vận tốc của vật có độ lớn không đổi , có phương luôn trùng với quĩ đạo và hướng theo chiều chuyển động của vật
C-Quãng đường đi được của vật tỷ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động
D-Bao gồm các đặc điểm nêu trong các câu B và C
Câu 8: Trong các phương trình sau đây phương trình nào diễn tả phương trình toạ độ của chuyển động thẳng đều trong trường hợp vật mốc không trùng với điểm xuất phát
- S= vt
- x= x0 + vt
- X = vt
- S = S0 + vt
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | B | C | A | D | A | D | B |
- d) Tổ chức thực hiện:
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
- b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Bài 9 (trang 15 SGK Vật Lý 10) : Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 10 km trên một đường thẳng qua A và B, chuyển động cùng chiều từ A đến B. Tốc độ của ô tô xuất phát từ A là 60 km/h, của ô tô xuất phát từ B là 40 km/h.
- a) Lấy gốc tọa độ ở A, gốc thời gian là lúc xuất phát, hãy viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của hai xe.
- b) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục (x,t).
- c) Dựa vào đồ thị tọa độ - thời gian để xác định vị trí và thời điểm mà xe A đuổi kịp xe B
- c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
Trên đồ thị điểm gặp nhai có tọa độ (t,x ) tương ứng là (0,5;30).
- d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
- a) Công thức tính quãng đường đi được của 2 xe là :
SA = VA.t = 60t và SB = VB.t = 40t.
Phương trình chuyển động của 2 xe:
xA = 0 + 60t và xB = 10 + 40t
Với S và x tính bằng km; t tính bằng giờ.
b)
t(h) | 0 | 0,5 | 1 | 2 | 3 | ... |
xA (km) | 0 | 30 | 60 | 120 | 180 | ... |
xB (km) | 10 | 30 | 50 | 90 | 130 | ... |
- c) Khi 2 xe gặp nhau thì tọa độ của chúng bằng nhau:
xA = xB
60t = 10 + 40t
⇒ 20t = 10
⇒ t = 0,5 h
⇒ xA = 60.0,5 = 30 km.
Vậy điểm gặp nhai cách gốc tọa độ A một đoạn 30 km.
Trên đồ thị điểm gặp nhai có tọa độ (t,x ) tương ứng là (0,5;30)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về nhà học bài, làm bài tập 8, 9, 10 Tr 15 trong SGK và làm bài tập, giờ sau chữa BT.
- Nhận xét buổi học và dặn dò rút kinh nghiệm
- HS ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- HS ghi những chuẩn bị cho bài sau.
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Vật lí lớp 10 cấp THPT, được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình học.
Phí tải trọn bộ giáo án vật lí cấp THPT:
- 400.000/học kì
- 500.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THPT