Giáo án Vật lí 10 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Vật lí lớp 10 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 10 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì

- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.

  1. Năng lực
  2. Năng lực được hình thành chung :

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

  1. Năng lực chuyên biệt môn vật lý :

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của GV:

- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho hv thảo luận.

  1. Chuẩn bị của HS:

- Ôn lại về phần chuyển động lớp 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
  3. b) Nội dung: GV giới thiệu bài mới
  4. c) Sản phẩm: HS lắng nghe
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- Dẫn dắt vào bài mới: Trên đường đi từ BK đến TN có đoạn cột cây số ghi Thái Nguyên 40km, ở đây cột cây số được gọi là vật làm mốc. Vậy vật làm mốc là gì? Vai trò? Ta vào bài học h.nay để tìm hiểu.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Chuyển động cơ. Chất điểm

  1. a) Mục tiêu: HS biết được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

CH1.1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?

- Lấy ví dụ minh hoạ.

CH1.2: Như vậy thế nào là chuyển động cơ? (ghi nhận khái niệm) cho ví dụ?

CH1.3: Vậy khi nào một vật chuyển động được coi là một chất điểm? Nêu một vài ví dụ về một vật chuyển động được coi là một chất điểm và không được coi là chất điểm?

- Từ đó các em hoàn thành C1.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hv tự lấy ví dụ.

- Hv phát biểu khái niệm chuyển động cơ. Cho ví dụ.

- Cá nhân hv trả lời. (dựa vào khái niệm SGK)

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

- Trong thời gian chuyển động, mỗi thời điểm nhất định thì chất điểm ở một vị trí xác định. Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động

I. Chuyển động cơ. Chất điểm.

1. Chuyển động cơ.

Chuyển của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

2. Chất điểm.

Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).

3. Quỹ đạo.

Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động.

 

 

 

Hoạt động 2: Cách xác định vị trí của vật trong không gian.

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu cách xác định vị trí của vật trong không gian
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

Trả lời lần lượt 3 câu hỏi:

- Vật mốc dùng để xác định vị trí ở một thời điểm nào đó của một chất điểm trên quỹ đạo của chuyển động.

- Chọn chiều dương cho các trục Ox và Oy; chiếu vuông góc điểm M xuống 2 trục toạ độ (Ox và Oy) ta được điểm các điểm (H và I).

- Vị trí của điểm M được xác định bằng 2 toạ độ và

- Chiếu vuông góc điểm M xuống 2 trục toạ độ ta được M (2,5; 2)

 

 

 

 

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

CH2.1: Các em hãy cho biết tác dụng của vật mốc đối với chuyển động của chất điểm?

- Khi đi đường chỉ cần nhìn vào cột km (cây số) ta có thể biết được ta đang cách vị trí nào đó bao xa.

- Từ đó các em hoàn thành C2.

CH2.2: Làm thế nào để xác định vị trí của một vật nếu biết quỹ đạo chuyển động?

CH2.3: Nếu cần xác định vị trí của một chất điểm trên mặt phẳng ta làm thế nào? Muốn chỉ cho người thợ khoan tường vị trí để treo một chiếc quạt thì ta phải làm (vẽ) thế nào trên bản thiết kế?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập

+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.

1. Vật làm mốc và thước đo.

- Vật làm mốc là vật được coi là đứng yên dùng để xác định vị trí của vật ở thời điểm nào đó.

- Thước đo được dùng để đo chiều dài đoạn đường từ vật đến vật mốc và nếu biết quỹ đạo và chiều dương quy ước xác định được vị trí chính xác của vật.

 

 

 

 

 

2. Hệ toạ độ.

- Gồm các trục toạ độ; Gốc toạ độ O, chiều (+) của trục.

- Hệ toạ độ cho phép xác định vị trí chính xác một điểm M bằng các toạ độ.(VD :sgk...).

+ Để xác định vị trí chính xác chất điểm chuyển động cần chọn hệ toạ độ có gốc O gắn vào vật mốc.

+ Tuỳ thuộc vào loại chuyển động và quỹ đạo cđ mà chọn hệ toạ độ phù hợp (VD: toạ độ Đề Các; toạ độ cầu..)

Hoạt động 3: Cách xác định thời gian trong chuyển động.

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu cách xác định thời gian trong chuyển động
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

Dự kiến đáp án:

- Chỉ rõ mốc thời gian để mô tả chuyển động của vật ở các thời điểm khác nhau. Dùng đồng hồ để đo thời gian

- Hiểu mốc thời gian được chọn là lúc xe bắt đầu chuyển bánh.

- Bảng giờ tàu cho biết thời điểm tàu bắt đầu chạy & thời điểm tàu đến ga.

- Hv tự tính (lấy hiệu số thời gian đến với thời gian bắt đầu đi).

- Vật làm mốc, hệ toạ độ gắn với vật làm mốc, mốc thời gian & một đồng hồ.

- Hệ toạ độ chỉ cho phép xác định vị trí của vật. Hệ quy chiếu cho phép không những xác định được toạ độ mà còn xác định được thời gian chuyển động của vật, hoặc thời điểm tại một vị trí bất kì.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

ĐVĐ: Chúng ta thường nói: chuyến xe đó khởi hành lúc 7h, bây giờ đã đi được 15 phút. Như vậy 7h là mốc thời gian (còn gọi là gốc thời gian) để xác định thời điểm xe bắt đầu chuyển động và dựa vào mốc đó xác định được thời gian xe đã đi.

CH3.1: Tại sao phải chỉ rõ mốc thời gian và dùng dụng cụ gì để đo khoảng thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian?

CH3.2: Các em hoàn thành C4. bảng giờ tàu cho biết điều gì?

- Xác định thời điểm tàu bắt đầu chạy & thời gian tàu chạy từ HN vào SG?

CH3.3: Các yếu tố cần có trong một hệ quy chiếu?

- Phân biệt hệ toạ độ & hệ quy chiếu? Tại sao phải dùng hệ quy chiếu?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập

+ GV: quan sát và giúp đỡ học sinh

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

III. Cách xác định thời gian trong chuyển động.

1. Mốc thời gian và đồng hồ.

Mốc thời gian (hoặc gốc thời gian) là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian. Để đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.

2. Thời điểm và thời gian.

a) Thời điểm:

- Trị số thời gian ở một lúc nào đó cụ thể kể từ mốc thời gian.

VD:.....

b) Thời gian: Khoảng thời gian trôi đi = Thời điểm cuối - Thời điểm đầu.

VD:...

IV. Hệ quy chiếu.

-Vật mốc + Hệ toạ độ có gốc gắn với gốc 0.

- Mốc thời gian t0 + đồng hồ.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?

  1. Đoàn tàu lúc khởi hành.
  2. Đoàn tàu đang qua cầu.
  3. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng.
  4. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội -Vinh.

Câu 2: Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động?

  1. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe.
  2. Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi.
  3. Bánh xe quay tròn.
  4. Tiếng nổ của động cơ vang lên.

Câu 3: Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va li đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng:

  1. Va li đứng yên so với thành toa.
  2. Va li chuyển động so với đầu máy.
  3. Va li chuyển động so với đường ray.

thì nhận xét nào ở trên là đúng?

  1. 1 và 2.
  2. 2 và 3.
  3. 1 và 3.
  4. 1, 2 và 3.

Câu 4: Trong các ví dụ dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động được coi như là chất điểm?

  1. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
  2. Đoàn tàu chuyển động trong sân ga.
  3. Em bé trượt từ đỉnh đến chân cầu trượt.
  4. Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục.

Câu 5: Chọn đáp án đúng.

  1. Quỹ đạo là một đường thẳng mà trên đó chất điểm chuyển động.
  2. Một đường cong mà trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.
  3. Quỹ đạo là một đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi nó chuyển động.
  4. Một đường vạch sẵn trong không gian trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.

Câu 6: Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng?

  1. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  2. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
  3. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.
  4. Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.

Câu 7: Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C:

  1. Đứng yên.
  2. Chạy lùi về phía sau.
  3. Tiến về phía trước.
  4. Tiến về phía trước rồi sau đó lùi về phía sau.

Câu 8: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?

  1. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
  2. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
  3. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
  4. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

Câu 9: Trong trường hợp nào dưới đây quỹ đạo của vật là đường thẳng?

  1. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
  2. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.
  3. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
  4. Chuyển động của một vật được ném theo phương nằm ngang.

Câu 10: Lúc 8 giờ sáng nay một ô tô đang chạy trên Quốc lộ 1 cách Hà Nội 20 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố nào?

  1. Mốc thời gian.
  2. Vật làm mốc.
  3. Chiều dương trên đường đi.
  4. Thước đo và đồng hồ.
  5. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

C

A

C

B

C

A

B

C

 

  1. d) Tổ chức thực hiện:

GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.

HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào?
  5. Khi đu quay hoạt động, bộ phận nào của đu quay chuyển động tịnh tiến, bộ phận nào quay ?
  6. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

1. Để xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng, người ta dùng hệ trục tọa độ gồm 2 trục Ox và Oy vuông góc với nhau. Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng trục Ox là vĩ độ, trục Oy là kinh độ của tàu.

  1. Khoang ngồi của đu quay chuyển động tịnh tiến. Các bộ phận gắn chặt với trục quay thì chuyển động quay.

d) Tổ chức thực hiện:

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Về nhà làm bài tập 8, học kĩ phần ghi nhớ và chuẩn bị bài tiếp theo. (ôn lại kiến thức về chuyển động đều). Nội dung cần nắm được trong bài sau là: cđ thẳng đều là gì? Ct tính quãng đường đi đc? PT tọa độ - thời gian của cđ thẳng đều.

..........................................................................................................................................................

TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 50: PHƯƠNG TRÌNNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG.

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được định nghĩa quá trình đẳng áp, viết được biểu thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp và nhận được dạng đường đẳng áp (p, T) và (p, t).

- Hiểu ý nghĩa vật lí của “độ không tuyệt đối”.

- Từ các phương trình của định luật Bôi lơ-Mariốt và định luật Saclơ xây dựng được phương trình Clapêrôn và từ biểu thức của phương trình này viết được biểu thức đặc trưng cho các đẳng quá trình.

- Vận dụng được phương trình Clapêrôn để giải được các bài tập ra trong bài và bài tập tương tự.

- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.

  1. Năng lực
  2. Năng lực được hình thành chung:

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

  1. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên

Tranh, sơ đồ mô tả sự biến đổi trạng thái

  1. Học sinh

Ôn lại các bài 29, 30

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
  3. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu định nghĩa quá trình đẳng tích?

+ Phát biểu và nêu biểu thức về mối quan hệ giữa p và T trong quá trình đẳng tích?

+ Phát biểu được định luật Sác- lơ?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Khí tồn tại trong tự nhiên có tuân theo định luật Bôilơ – Mariốt và định luật Sáclơ không?

GV: Các khí thực (chất khí tồn tại trong thực tế) chỉ tuân theo gần đúng các định luật về chất khí, bài học hôm nay….

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khí thực và khí lí tưởng

  1. a) Mục tiêu: Từ các phương trình của định luật Bôilơ – Mariốt và định luật Sáclơ xây dựng được phương trình trạng thái của khí lý tưởng và từ biểu thức của phương trình này viết được biểu thức đặc trưng của các đẳng quá trình.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Khí tồn tại trong tự nhiên có tuân theo định luật Bôilơ – Mariốt và định luật Sáclơ không?

- Tại sao vẫn áp dụng được định luật đó cho khí thực?

- Nêu và phân tích các giới hạn áp dụng các định luật chất khí

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, đọc sgk và trả lời

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Khí thực và khí lí tưởng

- Các khí thực (chất khí tồn tại trong thực tế) chỉ tuân theo gần đúng các định luật về chất khí

- Khi ở nhiệt độ thấp, sự khác biệt giữa khí thực và khí lí tưởng không quá lớn nên ta có thể áp dụng các định luật về chất khí

Hoạt động 2: Phương trình trạng thái khí lí tưởng

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu phương trình trạng thái khí lí tưởng
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Nêu và phân tích quá trình biến đổi trạng thái bất kì của một lượng khí.

- Hướng dẩn: Xét thêm một trạng thái trung gian để có các đẳng quá trình đã học.

Từ(1)(p1,V1,T1)sang (2’)(p’2,V1,T2) : đẳng tích

Þ Þ p’2 = (1)

Từ (2’)(p’2,V1,T2) sang (2 ) (p2,V2,T2) : đẳng nhiệt

Þ p’2V1=p2V2 Þ p2= (2)

Từ (1 ) và (2) ta có

=

Û

hay

Giới thiệu về phương trình Cla-pê-rông

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS nghe giảng

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

II. Phương trình trạng thái khí lí tưởng

Xét một khối khí xác định:

- ở trạng thái 1 được xác định bởi 3 thông số: ( p1,V1,T1)

- ở trạng thái 2 được xác định bởi 3 thông số: ( p2,V2,T2)

 

= hằng số

 

TIẾT 2:

Hoạt động 3: Quá trình đẳng áp

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu quá trình đẳng áp
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Phát biểu khái niệm quá trình đẳng áp

- Gợi ý cho học sinh phát biểu

- Nhận xét câu trả lời

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS phát biểu

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

III. Quá trình đẳng áp

1. Quá trình đẳng áp:

Là quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp.

 

Hoạt động 4: Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp

  1. a) Mục tiêu: HS ilên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gợi ý cho Hs nhận xét từ pt

Nếu giữ cho p không đổi nghĩa là p1 = p2 thì ta sẽ xây dựng được phương trình nào ?

- từ phương trình yêu cầu hs phát biểu định luật Gay Luy-xác

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh lập công thức và trả lời

 

hay

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp

hay

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

 

Hoạt động 5: Đường đẳng áp

  1. a) Mục tiêu: Tìm hiểu đường đẳng áp
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gợi ý cho Hs nhận xét từ pt

Nếu giữ cho p không đổi nghĩa là p1 = p2 thì ta sẽ xây dựng được phương trình nào ?

- từ phương trình yêu cầu hs phát biểu định luật Gay Luy-xác

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh lập công thức và trả lời

 

hay

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

3. Đường đẳng áp

Trong hệ tọa độ (V,T) đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.

- Với những áp suất khác nhau của cùng một khối lượng khí, ta có những đường đẳng áp khác nhau.

- Các đường đẳng áp ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn các đường đẳng tích ở dưới

 

 
  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 5: Độ không tuyệt đối

  1. a) Mục tiêu: Tìm hiểu độ không tuyệt đối
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Từ PTTT Nếu giảm nhiệt độ tới 0 K thì p và V sẽ có giá trị như thế nào?

- Nếu tiếp tục giảm nhiệt độ dưới 0 thì áp suất và thể tích thế nào?

- Giới thiệu về nhiệt giai Ken-vin

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh suy nghĩ và trả lời:

- p = 0 và V = 0

- p <0 và V < 0

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

IV. Độ không tuyệt đối

- Nhiệt giai bắt đầu từ 0 K (-273C)

- 0K gọi là độ không tuyệt đối

- Các nhiệt độ trong nhiệt giai này đều dương.

1 K bằng 1 C (nhiệt giai xen-xi-út)

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Đại lượng không phải thông số trạng thái của một lượng khí là

  1. thể tích.
  2. khối lượng.
  3. nhiệt độ.
  4. áp suất.

Câu 2: Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định là

  1. áp suất, thể tích, khối lượng.
  2. áp suất, nhiệt độ, thể tích.
  3. nhiệt độ, áp suất, khối lượng.
  4. thể tích, nhiệt độ, khối lượng.

Câu 3: Quá trình nào dau đây là đẳng quá trình.

  1. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.
  2. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng.
  3. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động.
  4. Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình.

Câu 4: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp?

  1. hằng số. B. ~. C. ~. D.

Câu 5: Phương trình nào sau đây là phương trình trạng khí lý tưởng tổng quát?

  1. hằng số. B. hằng số. C. hằng số D.

Câu 6: Một khối khí lí tưởng chuyển từ trạng thái 1 (4 atm, 6 l, 293 K) sang trạng thái 2 (p, 4l, 293 K). Giá trị của p là

  1. 6 atm.
  2. 2 atm.
  3. 8 atm.
  4. 5 atm.

Câu 7: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 27oC và áp suất p. Để áp suất tăng gấp đôi thì nhiệt độ phải tăng đến

  1. 54oC.
  2. 300oC.
  3. 600oC.
  4. 327oC.

Câu 8: Một xilanh cso pit-tông đóng kín chứa một khối khí ở 30oC, 750 mmHg. Nung nóng khối khí đến 200oC thì thể tích tăng 1,5 lần. Áp suất khí trong xilanh lúc này xấp xỉ bằng

  1. 760 mmHg.
  2. 780 mmHg.
  3. 800 mmHg.
  4. 820 mmHg.

Câu 9: Một bóng thám không được chế tạo để có thể tăng bán kính lên tới 10 m khi bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,03 atm và nhiệ đô 200K. Khi bóng được bơm không khí ở áp suất 1 atm và nhiệt độ 300 K thì bán kinh của bóng là

  1. 3,56 m.
  2. 10,36 m.
  3. 4,5 m.
  4. 10,45 m.

Câu 10: Biết khí có thể tích 30 cm3 ở 0oC. Quá trình có áp suất không đổi. Thể tích của một khối khí ở 54,6oC là

  1. 0.
  2. 4 cm3.
  3. 24 cm3.
  4. 48 cm3.

Câu 11: Nếu nung nóng khí trong một bình kín lên thêm 423oC thì áp suất khí tăng lên 2,5 lần. Nhiệt độ của khí trong bình là

  1. 100oC.
  2. - 173oC.
  3. 9oC.
  4. 282oC.

Câu 12: Một lượng khí ở trong một xilanh thẳng đứng có pit-tông ở bên trong. Khí có thể tích 3 l ở 27oC. Biết diên tích tiết diện pit-tông S = 150 cm3, không có má sát giữa pit-tông và xilanh, pit-tông vẫn ở trong xilanh và trong quá trình áp suất không đổi. Khi đun nóng xilanh đến 100oC thì pit-tông được nâng lên một đoạn là

  1. 4,86 cm.
  2. 24,8 cm.
  3. 32,5 cm.
  4. 2,48 cm.
  5. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập

Hướng dẫn giải và đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

B

A

B

A

A

D

B

A

D

C

A

  1. d) Tổ chức thực hiện:

GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.

HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 atm, 15lít, 300K. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12lít. Nhiệt độ của khí nén là?

  1. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

Đáp án: 420K

  1. d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

+ GV tóm lại nội dung chính của bài.

+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.

+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.

* RÚT KINH NGHIỆM:

..........................................................................................................................................................

 

 

Giáo án Vật lí 10 soạn theo công văn 5512
Giáo án Vật lí 10 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Vật lí lớp 10 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Vật lí 10. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới vật lí khối 10, vật lí 10 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an li 10 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay