Giáo án vật lí 9 VNEN soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Vật lí 9 VNEN theo mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Bộ giáo án kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô có đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo. GA vat li 9 vnen cv 5512

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án vật lí 9 VNEN soạn theo công văn 5512
Giáo án vật lí 9 VNEN soạn theo công văn 5512
Giáo án vật lí 9 VNEN soạn theo công văn 5512
Giáo án vật lí 9 VNEN soạn theo công văn 5512
Giáo án vật lí 9 VNEN soạn theo công văn 5512
Giáo án vật lí 9 VNEN soạn theo công văn 5512
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

CHỦ ĐỀ 10. ĐIỆN TỪ HỌC

BÀI 46: TỪ TRƯỜNG (T1)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam chân vĩnh cửu có từ trường.

- Nêu được sự tương tác giữa các cực của nam châm.

- Mô tả được thí nghiệm Ơxtet để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.

- Biết cách dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của thanh nam châm.

- Phát biểu được quy tắc nắm tay phải.

  1. Kĩ năng

- Xác định được tên các từ cực của nam châm.

- Vẽ và xác định được chiều của đường sức từ của nam châm thẳng và nam châm hình chữ U.

- Vẽ được đường sức từ của từ trường do ống dây có dòng điện chạy qua sinh ra. Vận dụng được quy tắc nắm tay phải.

- So sánh từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng.

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, khéo léo trong thao tác thí nghiệm, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. TRỌNG TÂM

- Từ tính của nam châm và tương tác giữ hai nam châm

- Tác dụng từ của dòng điện – từ trường

- Từ phổ - đường sức từ

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

- Chuẩn bị phiếu học tập

- Nam châm thẳng, Kim nam châm được đặt trên một giá đỡ thẳng đứng.

- Dụng cụ thí nghiệm H46.2, H46.3 , H46.4, H46.6

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh

- Chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD

  1. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  2. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, ở phòng thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  3. Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, BTNB, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
  4. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, phân tích video, trình bầy 1 phút, giao nhiệm vụ, chia nhóm, KT phòng tranh, học hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực, sơ đồ tư duy...
  5. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
  6. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  7. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Giới thiệu số tiết của bài. Giao nhiệm vụ cho cá nhân HS đọc và tìm hiểu thông tin (SHD-72) Sau đó trao đổi với bạn bên cạnh về các câu hỏi SHD-73.

HS: Hoạt động cá nhân – Trao đổi cặp đôi.

GV: quan sát và hỗ trợ.

HS: đại diện một nhóm lên trình bầy.

GV: trong bài từ trường này chúng ta sẽ đi giải quyết các vấn đề còn chưa giải quyết được trong 4 tiết học.

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: học ở lớp, nhóm, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học nhóm nhỏ.

3. Kĩ thuật: học hợp tác, phân tích video, trình bay 1 phút, giao nhiệm vụ, chia nhóm, KT phòng tranh..

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Hoạt động 1: Tìm hiểu từ tính của nam châm và tương tác giữa hai nam châm

GV: Cho HS xem video khám phá khoa học về nam châm.

+ Trong 1 phút em hãy trình bày những hiểu biết của em về nam châm?

HS: Trình bày.

GV: Giao nhiệm vụ nhóm HS

GV: Gieo vấn đề: Có hai thanh một kim loại, một là nam châm được bọc kín. Làm thế nào để nhận biết được thanh nào là nam châm?

GV: Giao nhiệm vụ nhóm HS

NV1: Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để phát hiện xem thanh nào là thanh nam châm.

NV2: Tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của SHD- 73

NV3: Hoàn thành kết luận.

HS: Tiến hành thảo luận theo nhóm.

GV: Quan sát hỗ trợ HS. Chốt kiến thức.

GV: Giao cho mỗi nhóm một kim nam châm và giá đỡ YC HS tiến hành làm thí nghiệm theo SHD-73

HS: Tiến hành thí nghiệm quan sát và hoàn thiện kết luận.

GV: Quan sát hỗ trợ HS. Chốt kiến thức.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I- TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM VÀ TƯƠNG TÁC GIỮA HAI NAM CHÂM

1. Từ tính của nam châm.

Thanh kim loại là nam châm nếu nó hút sắt.

 

 

 

 

Khi ở trạng thái tự do, kim (hoặc thanh) nam châm luôn chỉ hướng bắc nam địa lí. Một cực của nam châm luôn chỉ về hướng bắc, cực còn lại luôn chỉ về hướng nam.

 

 

 

GV: Cho HS sinh xem video sức mạnh và khả năng kì diệu của nam châm.

+ Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm 2 nam châm.

+ Giao nhiệm vụ cho HS trao đổi thảo luận mục 2. Hoàn thiện mục kết luận.

HS: thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

GV: Quan sát hỗ trợ HS.

HS: Một nhóm trình bầy kết quả thảo luận của mình các nhóm khác nhận xét bổ xung.

GV: Chốt kiến thức.

2. Tương tác giữa 2 nam châm

Khi đặt 2 nam châm gần nhau các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, các từ cực khác tên thì hút nhau. Tương tác giữa 2 nam châm gọi là tương tác từ. Lực tác dụng của nam châm này lên nam châm kia gọi là lực từ (Tác dụng từ)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân bài 1, 2, 3 SHD/78

HS: Hoạt động cá nhân. Đối chiếu đáp án.

GV: Thông báo đáp án đúng.

C. Hoạt động luyện tập

1- D

2- C

3- D

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Giáo viên yêu cầu HS hoạt động nhóm D1,2 SHD/79, 80

HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời.

Sản phẩm: Bài 1(SHD- 79): B

Bài 2 (SHD- 80): C

  1. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu thêm từ các nguồn tư liệu khác về từ tính nguồn gốc của trái đất.

- HS: Về nhà tìm hiểu trên báo chí, internet.

Giáo án vật lí 9 VNEN soạn theo công văn 5512
Giáo án vật lí 9 VNEN soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Vật lí 9 VNEN được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Vật lí 9. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: vat li 9 cv 5512, GA li 9, Giao an 5512 vat li 9 vnen, giao an vat li lop 9

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay