Nội dung chính Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á sách Địa lí 11 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

KHU VỰC TÂY NAM Á

BÀI 15: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC TÂY NAM Á

 

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

- Tây Nam Á gồm 20 quốc gia có diện tích khoảng 7 triệu km2.

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở phía tây nam của châu Á, phần đất nằm trong khoảng vĩ độ từ 12°B đến 42°B và trong khoảng kinh độ từ 27° Đ đến 73°Đ, vị trí được ví như cầu nối giữa ba châu lục: châu Á, châu  u và châu Phi, ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo lớn, trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

+ Tiếp giáp với nhiều biển và vịnh biển (Biển Đỏ, A-ráp, vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải, Biển Đen), thông ra Đại Tây Dương ở phía bắc và Ấn Độ Dương ở phía nam.

+ Kênh Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương có ý nghĩa quan trọng đối với hàng hải quốc tế, giúp rút ngắn quãng đường di chuyển từ các khu vực ven Đại Tây Dương sang các khu vực ven Ấn Độ Dương.

- Ảnh hưởng: 

+ Vị trí địa lí đã tạo nên một khu vực Tây Nam Á có khí hậu chủ yếu là khô nóng nhưng có tài nguyên khoáng sản phong phú. 

+ Tây Nam Á có vị trí địa chính trị quan trọng do nằm giữa ba châu lục; án ngữ các tuyến đường giao thông quan trọng bậc nhất thế giới, có tuyến đường biển huyết mạch dẫn đến các mỏ dầu khí trữ lượng lớn của các quốc gia vùng vịnh Péc-xích.

 

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Yếu tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Địa hình và đất

- Có nhiều dạng địa hình: 

+ Địa hình núi, sơn nguyên bao gồm: dãy Cáp-ca, dãy Hin-đu Cúc, sơn nguyên I-ran, sơn nguyên A-na-tô-li, sơn nguyên A-ráp. Giữa các dãy núi là các thung lũng. Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.

+ Địa hình đồng bằng bao gồm: đồng bằng Lưỡng Hà do sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp và các đồng bằng nhỏ ở ven vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải,... Đất phù sa màu mỡ.

+ Nhiều hoang mạc lớn như Xi-ri, Nê-phút, Rúp-en Kha-li. Đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc

- Địa hình chia cắt, hiểm trở gây khó khăn cho giao thông, trồng trọt và cư trú nhưng có thể phát triển chăn nuôi gia súc.


- Thuận lợi phát triển nông nghiệp và cư trú



- Không thuận lợi cho canh tác nhưng nhiều nơi có dầu mỏ và khí tự nhiên phong phú

Khí hậu

- Nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới, với kiểu khí hậu lục địa là chủ yếu nên khô nóng vào mùa hè, khô lạnh vào mùa đông.

- Khí hậu có sự phân hoá theo chiều bắc nam. Vùng phía bắc có khí hậu cận nhiệt, vùng phía nam có khí hậu nhiệt đới. Ở các khu vực miền núi, sơn nguyên khí hậu phân hoá theo độ cao.

- Nhìn chung, khí hậu Tây Nam Á ít thuận lợi cho cư trú và trồng trọt. 

- Vùng ven biển khí hậu thuận lợi hơn cho hoạt động trồng trọt và cư trú.

Sông, hồ

- Mạng lưới sông ngòi thưa thớt và phần lớn bắt nguồn từ vùng núi và sơn nguyên ở phía bắc. 

- Hai con sông lớn nhất là Tigrơ (dài 1900 km) và Ơ-phrát (dài 2800 km). 

- Các con sông khác ít nước, thường chỉ có 4 nước vào mùa mưa. 

- Có một số hồ nước ngọt và nước mặn lớn.

- Sông Ti-grơ và Ơ-phrát hình thành nên đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đây cũng là nơi phát triển nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại. 

- Tuy nhiên, các con sông ít nước gây nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt

Khoáng sản

Sở hữu trên 50% trữ lượng dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia ven vịnh Péc-xích; ngoài ra còn có những tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,...

- Dầu khí là động lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực; 

- Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài.

Sinh vật

- Sinh vật nghèo nàn; thực vật chủ yếu là  cây bụi gai, động vật phần lớn là các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ; khu vực ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.

- Có một số khu bảo tồn vườn quốc gia

- Khó khăn cho việc phát triển kinh tế.


- Có giá trị phát triển du lịch

Biển

- Vùng biển ở Tây Nam Á thuộc các biển: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Đỏ, A-ráp,...

- Thông qua Biển Đen và biển Ca-xpi, khu vực Tây Nam Á dễ dàng kết nối các khu vực khác của châu Á và các nước châu Âu.

- Là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển


- Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường thương mại trên biển quan trọng

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

  1. Dân cư
 

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Quy mô và gia tăng

- Ít dân (chiếm 5,2% số dân toàn thế giới năm 2020)

- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số trong khu vực còn khá cao (1,6% năm 2020)

Thị trường tiêu thụ nhỏ, một số nước có tình trạng thiếu lao động.

Dân tộc

Phần lớn dân cư khu vực là người Ả-rập (hơn 4 50% số dân), ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái, Cuốc,...

Có nền văn hoá Ả-rập đặc sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch tuy nhiên xảy ra tình trạng mâu thuẫn sắc tộc

Cơ cấu dân số

- Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ và có xu hướng tăng. Năm 2020, tỉ lệ nam chiếm 52%, tỉ lệ nữ chiếm 48% tổng số dân. Khu vực này có nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ nam nhiều hơn nữ như: Ca-ta, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Ô-man, Ba-ranh, A-rập Xê-út.

- Cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia trong khu vực đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng.

- Ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội, bất bình đẳng…





- Nguồn lao động trẻ,...

Phân bố dân cư

- Mật độ dân số khá thấp (khoảng 58 người/km2, năm 2020).

- Dân cư phân bố chênh lệch giữa các vùng, các quốc gia. Vùng phía bắc, đồng bằng, ven biển hoa và những vùng khai thác dầu mỏ quan trọng là những nơi tập trung đông dân nhất

Nơi tập trung đông dân có kinh tế phát triển, nhiều vùng hoang mạc rộng lớn không có dân cư sinh sống.

Đô thị hoá

- Tỉ lệ dân thành thị của khu vực cao, năm 2020 là 72% (trung bình thế giới là 56,2%) nhưng có sự phân hoá: Cô-oét có tỉ lệ dân thành thị cao nhất (100%), thấp nhất là Y-ê-men (37,9%). 

- Các thành phố lớn nhất của khu vực là I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ), Bát-đa (I-rắc), Tê-hê-ran (I-ran), Ri-át (A-rập Xê-út).

Có nhiều đô thị, các đô thị là những trung tâm kinh tế phát triển, thu hút dân cư và lao động.

  1. Xã hội

- Nơi khởi nguồn của ba tôn giáo chính là Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo → có nguy cơ bất ổn xã hội do xung đột giữa các tôn giáo.

- Nơi xuất hiện của một trong những nền văn minh cổ đại, nhiều lễ hội, phong tục đặc sắc → là nền tảng cho sự phát triển hiện tại, tạo thuận lợi phát triển du lịch. - Chất lượng cuộc sống dân cư trong khu vực ngày càng nâng cao nhưng có sự phân hoá giữa các nước và các nhóm dân cư trong một nước.

- Tây Nam Á có các xung đột sắc tộc, tôn giáo.... chịu sự can thiệp của bên ngoài → ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay