Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra địa lí 11 kết nối tri thức. Cấu trúc của đề thi gồm: tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả kĩ thuật. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo địa lí 11 kết nối tri thức này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác


PHÒNG GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

ĐỊA 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

  • Ý nào sau đâu không phải biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển?
  1. Đầu tư ra nước ngoài nhiều.
  2. Dân số đông và tăng nhanh.
  3. GDP bình quân đầu người cao.
  4. Chỉ số phát triển con người ở mức cao.
  • Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do đâu?
  1. Môi trường sống thích hợp.
  2. Chất lượng cuộc sống cao.
  3. Nguồn gốc gen di truyền.
  4. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
  • Dòng nào dưới đây chỉ hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế?
  1. Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng,…) đối với những nước bên ngoài khu vực.
  2. Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư.
  3. Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học – công nghệ trong khu vực.
  4. Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
  • Các tổ chức kinh tế toàn cầu hình thành có vai trò gì?
  1. Chi phối các chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần liên kết các quốc gia lại với nhau và làm cho quá trình toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn.
  2. Thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu và đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia.
  3. Bổ sung các nguồn lực và điều kiện phát triển giữa các thành viên trong khu vực để nâng cao vị thế của khu vực trong tương quan với các khu vực khác.
  4. Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.
  • Đâu là các tổ chức liên kết khu vực?
  1. Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
  2. Thị trường chung Nam Mỹ.
  3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
  • Tính đến nay, Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên và Việt Nam tham gia vào tổ chức này vào năm nào?
  1. Tính đến nay, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này vào năm 1975.
  2. Tính đến nay, Liên hợp quốc có 195 thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này vào năm 1977.
  3. Tính đến nay, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này vào năm 1977.
  4. Tính đến nay, Liên hợp quốc có 195 thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này vào năm 1977.
  • Tôn chỉ hoạt động của Tổ chức Thương mại Thế giới là gì?
  1. Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
  2. Thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa.
  3. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.
  4. Bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.
  • Đâu là những vấn đề an ninh toàn cầu?
  1. An ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn đất, an ninh mạng.
  2. An ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh mạng.
  3. An ninh mạng, an ninh quân sự, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng.
  4. An ninh mạng, an ninh quân sự, an ninh nguồn đất, an ninh năng lượng.
  • Khí hậu Mỹ La tinh thuận lợi cho các loại cây trồng nào?
  1. Lương thực vùng ôn đới.
  2. Lương thực vùng nhiệt đới.
  3. Cây ăn quả và cây công nghiệp.
  4. Cây công nghiệp.
  • Đâu là vấn đề còn tồn tại trong xã hội Mỹ La tinh?
  1. Chênh lệch giàu nghèo.
  2. Xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia.
  3. Tỉ lệ mù chữ cao.
  4. A, B đúng.
  • Tốc độ phát triển kinh tế ở các nước Mỹ La tinh có đặc điểm gì?
  1. Đa số tốc độ phát triển kinh tế không đều.
  2. Tốc độ phát triển kinh tế còn chậm.
  3. Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng.
  4. Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao nhưng tăng liên tục.
  • Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất về khu vực Mỹ La tinh?
  1. Nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo còn ít.
  2. Nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
  3. Nền kinh tế của một số nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
  4. Nền kinh tế của một số nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân được cải thiện nhiều, chênh lệch giàu nghèo giảm mạnh.
  • Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về trình độ kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển là gì?
  1. Thành phần chủng tộc và tôn giáo.
  2. Quy mô dân số và cơ cấu dân số.
  3. Trình độ khoa học – kĩ thuật.
  4. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
  • Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm các nước phát triển?
  1. Thụy Điển, Anh, Đan Mạch, Ấn Độ.
  2. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, Anh.
  3. Hàn Quốc, Nam Phi, Canada, Mehico.
  4. Nhật Bản, Đan Mạch, Thụy Điển, Canada.
  • Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến điều gì?
  1. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
  2. Sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau.
  3. Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn.
  4. Ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế.
  • Vì sao phải bảo vệ nền hòa bình thế giới?
  1. Vì bảo vệ hòa bình là điều kiện tiên quyết để tránh nạn phân biệt chủng tộc trên thế giới.
  2. Vì bảo vệ hòa bình giúp các nước giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu; bảo vệ hòa bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng.
  3. Vì bảo vệ hòa bình có tác dụng khiến tuổi thọ trung bình của các quốc gia được cải thiện.
  4. Vì bảo vệ hòa bình khiến trẻ em trên toàn thế giới đều được đi học.
  • Mỹ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc là do nguyên nhân gì?
  1. Nguồn thức ăn công nghiệp dồi dào.
  2. Ngành công nghiệp chế biến phát triển.
  3. Có nguồn lương thực dồi dào và khí hậu lạnh.
  4. Có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm.
  • Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mỹ La tinh không phải do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
  1. Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự chủ.
  2. Dân nghèo kéo ra thành phố tìm việc làm.
  3. Cải cách ruộng đất không triệt để.
  4. Các chủ trang trại chiếm hết ruộng đất.
  • Nguyên nhân khiến kinh tế Mỹ La tinh phát triển không ổn định là gì?
  1. Tài nguyên nghèo, cạn kiệt nhanh.
  2. Trình độ dân trí thấp.
  3. Chính sách kinh tế không phù hợp, chính trị không ổn định.
  4. Sự can thiệp của nước ngoài.
  • Khó khăn lớn nhất mà các quốc gia khu vực Mỹ La tinh phải đối mặt trong quá trình cải cách kinh tế là gì?
  1. Tạo sự ổn định chính trị.
  2. Sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi.
  3. Cải thiện cơ chế quản lí.
  4. Nợ nước ngoài ngày càng nhiều.
  • Khi hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam tranh thủ được những nguồn lực bên ngoài nào sau đây?
  1. Thị trường, nguồn lao động và các nguồn nội lực.
  2. Vốn, nguồn lao động và đường lối, chính sách.
  3. Công nghệ, thị trường và đường lối, chính sách.
  4. Vốn, công nghệ, thị trường.
  • Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam là do nguyên nhân gì?
  1. Hiện tượng thủy triều đỏ.
  2. Ô nhiễm môi trường nước.
  3. Nước biển nóng lên.
  4. Độ mặn của nước biển tăng.
  • Vì sao các nước Mỹ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao?
  1. Công cuộc cải cách ruộng đất không triệt để, ruộng đất tập trung trong tay những người quyền lực, người nghèo không có ruộng đất, không có việc làm.
  2. Tình hình chính trị không ổn định tác động mạnh đến nền kinh tế và khiến đầu tư nước ngoài giảm mạnh.
  3. Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
  • Mặc dù các nước Mỹ La tinh giành độc lập sớm nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội vẫn chậm không phải vì nguyên nhân gì?
  1. Điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
  2. Duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài.
  3. Trước đây đa phần đều là những nước nông nghiệp lạc hậu.
  4. Đường lối phát triển kinh tế chưa hợp lí, còn phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

Hoàn thành bảng sau:

Tiêu chí

Liên hợp quốc

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Thời gian thành lập

 

 

Tên viết tắt

 

 

Tôn chỉ

hoạt động

 

 

Số lượng thành viên

 

 

Mục tiêu hoạt động

 

 

Câu 2. (3,0 điểm)

  1. (1,0 điểm) Trình bày đặc điểm về sinh vật ở khu vực Mỹ La tinh.
  2. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP CỦA KHU VỰC MỸ LA TINH NĂM 2010 VÀ 2020

(Đơn vị: %)

           GDP

Năm

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp, xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

2010

4,7

29,1

55,7

10,5

2020

6,5

28,3

60,3

4,9

- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La tinh năm 2010 và năm 2020.

- Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu GDP trên.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

  1. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

B

D

A

D

C

A

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

C

D

A

B

C

D

A

B

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

A

C

B

D

B

D

A

      

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

Tiêu chí

Liên hợp quốc

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Thời gian thành lập

1945

1989

Tên viết tắt

UN

APEC

Tôn chỉ

hoạt động

Bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới vững bền

Thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Số lượng thành viên

193

21

Mục tiêu hoạt động

- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.

- Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng quyền của con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.

- Xây dựng UN là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.

- Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực.

- Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á – Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.

- Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa – dịch vụ, vốn và công nghệ.

1,0 điểm

Câu 2

a. Đặc điểm sinh vật ở khu vực Mỹ La tinh:

- Thảm thực vật đa dạng, bao gồm rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới, xa van và rừng thưa, hoang mạc và bán hoang mạc…

- Giới động vật phong phú, có nhiều loài đặc hữu như thú ăn kiến, cá sấu Nam Mỹ, vẹt, lạc đà Nam Mỹ,…

- Rừng là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho nền kinh tế và có ý nghĩa đặc biệt về đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu,… Tuy nhiên diện tích rừng đang có xu hướng giảm do bị khai phá để lấy gỗ, lấy đất canh tác và làm đường giao thông,…

1,0 điểm

b.

- Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP CỦA KHU VỰC MỸ LA TINH NĂM 2010 VÀ 2020

(Đơn vị: %)

- Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La tinh năm 2010 và 2020 có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ và ngành nông – lâm – thủy sản, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng

+ Ngành dịch vụ tăng tỉ trọng từ 55,7% lên 60,3%, tăng 4,6%

+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng tỉ trọng từ 4,7% lên 6,5%, tăng nhẹ 1,8%

+ Ngành công nghiệp xây dựng giảm tỉ trọng từ 29,1% xuống 28,3%, giảm 0,8%

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm hơn một nửa từ 10,5% xuống 4,9%, giảm 5,6%.

 

 

0,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới

8

1

4

 

 

 

2

 

14

1

4,5

2. Khu vực Mỹ La tinh

4

 

4

0,5

 

0,5

2

 

10

1

5,5

Tổng số câu TN/TL

12

1

8

0,5

 

0,5

4

 

24

2

10,0

Điểm số

3,0

1,0

2,0

1,0

 

2,0

1,0

 

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

1. Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới

Nhận biết

- Chỉ ra ý không phải biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển.

- Chỉ ra nguyên nhân của việc người dân ở nhóm nước phát triển có tuổi thọ trung bình cao.

- Chỉ ra hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.

- Nêu được vai trò của các tổ chức kinh tế toàn cầu.

- Nhận biết các tổ chức liên kết khu vực.

- Xác định số lượng thành viên của Liên hợp quốc tính đến nay, và thời gian Việt Nam tham gia vào tổ chức này.

- Nêu tôn chỉ hoạt động của Tổ chức Thương mại Thế giới.

- Xác định những vấn đề an ninh toàn cầu.

- Hoàn thành bảng thông tin về Liên hợp quốc và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

1

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C1

- C1

 

 

- C2

 

 

- C3

 

- C4

 

- C5

 

- C6

 

 

 

- C7

 

- C8

 

 

 

 

Thông hiểu

- Phân tích nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về trình độ kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.

- Kể tên được các nước phát triển.

- Phân tích được điều mà toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu sẽ dẫn đến.

- Lí giải nguyên nhân phải bảo vệ nền hòa bình thế giới.

 

4

 

- C13

 

 

 

 

- C14

 

- C15

 

 

- C16

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

- Liên hệ tới Việt Nam khi hội nhập quốc tế và khu vực, chỉ ra những nguồn lực bên ngoài Việt Nam tranh thủ được.

- Liên hệ tới hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam năm 2016, chỉ ra nguyên nhân.

 

2

 

- C21

 

 

 

- C22

2. Khu vực Mỹ La-tinh

Nhận biết

- Chỉ ra các loại cây trọng có điều kiện thuận lợi để phát triển mà khí hậu Mỹ La tinh mang lại.

- Chỉ ra vấn đề còn tồn tại trong xã hội Mỹ La tinh.

- Nêu đặc điểm của tốc độ phát triển kinh tế ở các nước Mỹ La tinh.

- Chỉ ra nhận xét đúng về khu vực Mỹ La tinh.

 

4

 

- C9

 

 

- C10

 

- C11

 

 

- C12

 

Thông hiểu

- Nguyên nhân khiến Mỹ La tinh có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc.

- Phân tích được ý không phải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mỹ La tinh.

- Phân tích nguyên nhân khiến kinh tế Mỹ La tinh phát triển không ổn định.

- Hiểu được khó khăn lớn nhất mà các quốc gia khu vực Mỹ La tinh phải đối mặt trong quá trình cải cách kinh tế.

- Trình bày đặc điểm sinh vật của khu vực Mỹ La tinh.

1

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C2.a

- C17

 

 

- C18

 

 

- C19

 

 

- C20

Vận dụng

Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La tinh năm 2010 và 2020, sau đó rút ra nhận xét.

1

 

C2.b

 

Vận dụng cao

- Lí giải nguyên nhân vì sao các nước Mỹ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao.

- Mặc dù các nước Mỹ La tinh giành độc lập sớm nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội vẫn chậm không phải vì nguyên nhân gì?

 

2

 

- C23

 

 

 

 

- C24

 

Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức có ma trận

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Đề tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Cấu trúc đề: Ma trận đặc tả + trắc nghiệm + tự luận + đáp án và thang chấm điểm
  • Có rất nhiều đề gồm: Giữa kì 1 + cuối kì 1 + giữa kì 2 + cuối kì 2

=> Khi đặt sẽ nhận đề thi ngay và luôn

PHÍ ĐỀ THI:

  • Văn, toán: 250k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận đề thi

=> Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 địa lí 11 kết nối tri thức, đề thi cuối kì 1 địa lí 11 kết nối tri thức, đề thi địa lí 11 kết nối tri thức, đề thi địa lí 11 KNTT mới

Giáo án Địa lí 11 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay