Giáo án ngắn gọn địa lí 11 kết nối tri thức dùng để in

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Địa lí 11 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn địa lí 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn địa lí 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn địa lí 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn địa lí 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn địa lí 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn địa lí 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn địa lí 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn địa lí 11 kết nối tri thức dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC BÀI TOÀN CẦU HOÁ VÀ KHU VỰC HOÁ KINH TẾ

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: TOÀN CẦU HOÁ VÀ KHU VỰC HOÁ KINH TẾ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế, phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
  • Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
  • Sưu tầm và hệ thống hoá được các tư liệu, số liệu về toàn cầu hoá, khu vực hoá.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ Địa lí học (tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ để nghiên cứu; nhận xét, phân tích được bảng số liệu thống kê; xây dựng được bằng thống kê có cấu trúc phù hợp với ý tưởng phân tích số liệu); khai thác internet phục vụ môn học.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tìm kiếm thông tin để cập nhật về quá trình toàn cầu hoả và khu vực hoá kinh tế).
  1. Phẩm chất
  • Hiểu được ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá và ý nghĩa của khu vực hoá để tận dụng mặt tích cực của toàn cầu hoá, khu vực hoá và hạn chế mặt tiêu cực của hai quá trình này,
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh thể hiện quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.
  • Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
  • Đường link một số trang web để HS tìm dữ liệu:

+ https://data.worldbank.org

+ https://trungtamwto.vn

+ http://hoinhapkinhte.gov.vn,...

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- HS xác định được vấn đề đặt ra trong bài học.

- HS có hứng thú tìm hiểu về quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”

- Cách chơi:

+ Chia lớp thành 4 đội, thực hiện một nhiệm vụ: HS kể tên các sản phẩm có sự tham gia sản xuất, phân phối và tiêu dùng của nhiều nước (ví dụ như đồ dùng học tập, đồ dùng ở nhà,...

+ Trong vòng 1 phút, đội nào kể được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS tham gia trò chơi.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Toàn cầu hoá kinh tế

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế.

- Phân tích được ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế; ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước
  2. Sản phẩm học tập: Các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế; ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu khái niệm: Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học.... Trong đó, toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế – xã hội thế giới.

 - GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin mục I, hãy trình bày biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế.

- GV chia bảng thành 2 cột, hệ quả tích cực, hệ quả tiêu cực và yêu cầu:

·        HS hãy chọn ra 3 điểm về hệ quả tích cực, hệ quả tiêu cực

·        HS làm việc cá nhân (3 phút), sau đó thảo luận cặp đôi (3 phút).

·        Đại diện các cặp đôi trình bày về 3 điểm đã lựa chọn.

- GV yêu cầu dựa trên yêu cầu của buổi trước, các nhóm HS trình bày các ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đến một nước cụ thể tham gia vào quá trình này. (khuyến khích HS trình bày ý kiến và minh hoạ bằng tranh ảnh, số liệu cụ thể.)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận: biểu hiện, hệ quả và ảnh hưởng của toàn cầu hoá.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1: Toàn câu hoá kinh tế

- Biểu hiện:

+ Dòng hàng hoá – dịch vụ vốn, lao động và tri thức tự do dịch chuyển.

+ Giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh.

+ Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu, công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng.

+ Tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng rộng rãi.

- Hệ quả:

+ Tăng cường chuyên môn và hợp tác hoá trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động -> lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

+ Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất.

+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và trí thức cao

-> phát triển xanh và bền vững.

+ Gia tăng sự phân hoá trình độ kinh tế và khoảng cách giàu nghèo.

- Ảnh hưởng:

+ Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng...

+ Gia tăng các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước -> vấn đề môi trường, rác thải.

 

Hoạt động 2: Khu vực hoá kinh tế

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế.

- Phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
  2. Sản phẩm học tập: Biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm; các nhóm đọc thông tin mục II để hoàn thành một phần phiếu học tập.

+ Nhóm tìm hiểu về biểu hiện của khu vực hoá

+ Nhóm tìm hiểu về hệ quả của khu vực hoá

+ Nhóm tìm hiểu về ý nghĩa của khu vực hoá

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:….

Biểu hiện

Hệ quả

Ý nghĩa

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc: biểu hiện, hệ quả và ảnh hưởng của khu vực hoá kinh tế.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

2. Khu vực hoá kinh tế

(bảng bên dưới)

 

Biểu hiện

Hệ quả

Ý nghĩa

- Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới.

- Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển.

- Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ trong khu vực.

- Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trưởng ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp ở các nước thành viên được hưởng nhiều ưu đãi hơn nhờ các hiệp định thương mại khu vực.

- Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng..) đối với những nước bên ngoài khu vực

- Khu vực hoá kinh tế giúp các nước trong khu vực có thể dễ dàng liên kết với nhau và rút ngắn khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế.

- Việc liên kết với nhau để hình thành một tổ chức khu vực giúp các nước giải quyết các vấn đề chung của khu vực và nâng cao vị thế khu vực so với các khu vực khác trên thế giới. Đồng thời, làm tăng sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được các lợi thế của các thành viên trong khu vực.

- Khu vực hoá kinh tế bổ sung cho toàn cầu hoá kinh tế và từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
  2. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

=> Xem nhiều hơn: 

  1. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Tổ chức nào sau đây chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới?

  1. Hiệp hội tổ chức do thương mại Bắc Mĩ.
  2. Tổ chức thương mại thế giới.
  3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  4. Liên minh châu Âu.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

  1. Đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
  2. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
  3. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  4. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút.

Câu 3: Vai trò to lớn của tổ chức thương mại thế giới là.

  1. Củng cố thị trường chung Nam Mĩ.
  2. Tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế.
  3. Thúc đẩy tự do hóa thương mại.
  4. Giải quyết xung đột giữa các nước.

Câu 4: Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?

  1. Nông nghiệp.
  2. Công nghiệp.
  3. Xây dựng.
  4. Dịch vụ.

Câu 5: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là:

  1. Sự sáp nhập của các ngân hàng lại với nhau.
  2. Nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
  3. Sự kết nối giữa các ngân háng lớn với nhau.
  4. Triệt tiêu các ngân hàng nhỏ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

D

C

D

B

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Hoàn thành bảng theo mẫu sau (vào vở ghi bài) với nội dung thể hiện hệ quả của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.

 

Hệ quả

Toàn cầu hoá kinh tế

 

Khu vực hoá kinh tế

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:

 

Hệ quả

Toàn cầu hoá kinh tế

+ Tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

+ Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức.

+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và trí thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

+ Gia tăng sự phân hoá trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

Khu vực hoá kinh tế

+ Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ trong khu vực.

+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trưởng ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp ở các nước thành viên được hưởng nhiều ưu đại hơn nhờ các hiệp định thương mại khu vực.

+ Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng..) đối với những nước bên ngoài khu vực

 

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
  2. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

...

 

Giáo án ngắn gọn địa lí 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn địa lí 11 kết nối tri thức dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in địa lí 11 kết nối tri thức, tải giáo án địa lí 11 kết nối tri thức bản chuẩn, soạn ngắn gọn địa lí 11 kết nối bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án Địa lí 11 KNTT dùng để in

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay