Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 11 kết nối tri thức

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức địa lí 11 kết nối tri thức. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn Địa lí 11 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


CHƯƠNG 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

  1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư Hoa Kỳ

Vị trí địa lí

– Hoa Kỳ là quốc gia có diện tích rộng lớn, khoảng 9,5 triệu km2.

- Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm: phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.

+ Phần trung tâm Bắc Mỹ có diện tích khoảng 8 triệu km2, chiều bắc – nam kéo dài từ khoảng vĩ độ 25°B đến vĩ độ 49°B, chiều đông – tây từ khoảng kinh độ 125 °T đến kinh độ 67°T.

+ A-la-xca là bán đảo rộng lớn ở tây bắc châu Mỹ, có diện tích hơn 1,5 triệu km2.

+ Quần đảo Ha-oai nằm giữa Thái Bình Dương với diện tích hơn 16 nghìn km2. Lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên phân hoá, tạo điều kiện phát triển kinh tế đa dạng.

 

– Hoa Kỳ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, cách xa các trung tâm kinh tế khác; giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc, Đại Tây Dương ở phía đông và Thái Bình Dương ở phía tây, dễ dàng giao lưu với các nước khác trên thế giới bằng đường biển; tiếp giáp Ca-na đã và Mê-hi-cô là những quốc gia có nguồn tài nguyên phong phủ, đồng thời là những thị trường tiêu thụ rộng lớn.

=> Vị trí địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ giao lưu, phát triển kinh tế.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Địa hình và đất

- Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ có địa hình đa dạng và phân hoá từ tây sang đông.

+ Phía tây là một bộ phận của hệ thống núi Coóc-di-e với nhiều dãy núi trẻ, cao trung bình trên 3 000 m như Rốc-ki, Nê-va-đa... Xen giữa các dãy núi là các bốn địa và cao nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc; đất chủ yếu là đất đỏ nâu, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc. Địa hình không thuận lợi cho giao thông và cư trú nhưng có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn du khách,... Ven Thái Bình Dương có các thung lũng và đồng bằng nhỏ hẹp đất màu mỡ, rất thuận lợi để trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm...

+ Phía đông là dãy A-pa-lát và vùng đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương. A-pa-lát là dãy núi già, độ cao trung bình 1.000 - 1 500 m, có nhiều thung lũng rộng, tương đối thuận lợi cho cư trú và sản xuất nông nghiệp, được khai thác từ khá sớm. Đồng bằng ven biển Đại Tây Dương có diện tích khá lớn và bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ thích hợp trồng cây lương thực, cây ăn quả.

+ Ở giữa là vùng rộng lớn, địa hình gồm: đồng bằng Trung tâm, đồng bằng Lớn, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô. Các loại đất chủ yếu ở đây là đất đen, đất phù sa, đất nâu xám rừng lá rộng... nhìn chung thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và cư trú.

- A-la-xca có địa hình rất đa dạng, nhiều dãy núi trẻ xen kẽ các đồng bằng. Địa hình chia cắt, không thuận lợi cho giao thông và cư trú.

- Quần đảo Ha-oai có nguồn gốc núi lửa, trong đó một số núi lửa còn hoạt động, địa hình chủ yếu là đồi núi, các dạng địa hình bờ biển... thuận lợi để phát triển du lịch

Khí hậu

- Khí hậu Hoa Kỳ có sự phân hoá đa dạng thành nhiều đới, kiểu khí hậu khác nhau.

+ Phần lãnh thổ phía bắc chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới với hai kiểu khí hậu chính là ôn đới lục địa và ôn đới hải dương.

+ Phần lãnh thổ phía nam chủ yếu nằm trong đới khí hậu cận nhiệt, với hai kiểu khí hậu chính là cận nhiệt địa trung hải và cận nhiệt hải dương.

+ Ở các vùng núi cao, khí hậu có sự phân hoá theo độ cao. A-la-xca có khí hậu cận cực, Ha-oai có khí hậu nhiệt đới.

=>  khí hậu Hoa Kỳ thuận lợi cho sản xuất và cư trú. Sự phân hoá khí hậu tạo thuận lợi cho nông nghiệp có cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng, gồm các sản phẩm nông nghiệp, cận nhiệt và ôn đới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng có nhiều thiên tai như bão nhiệt đới, bão tuyết, vòi rồng, lốc xoáy, mưa đá,.. ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống

Sông, hồ

- Hoa Kỳ có nhiều sông lớn như: Mi-xi-xi-pi, Mit-xu-ri, Cò-lô-ra-đô, Cô-lum-bi-a,

-  Các sống chủ yếu chảy ra Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, do có nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau nên chế độ nước sông phức tạp. Các sông ở Hoa Kỳ có giá trị về nhiều mặt: thuỷ lợi, giao thông, thuỷ điện, du lịch,...

- Hoa Kỳ có nhiều hồ lớn. Đặc biệt, vùng Ngũ Hồ nằm ở biên giới giữa Hoa Kỳ với Ca-na-đa là một hệ thống gồm 5 hồ với tổng diện tích khoảng 245 000 km, có ý nghĩa điều hoà khí hậu, cung cấp nước cho sinh hoạt, giao thông, đánh cá, du lịch.

Sinh vật

- Thảm thực vật của Hoa Kỳ rất đa dạng, thay đổi từ bắc xuống nam và từ tây sang đông:

+ Đài nguyên và đài nguyên rừng phân bố ở A-la-xca.

+ Rừng lá kim chủ yếu ở phía tây, ven Thái Bình Dương.

+ Rừng lá rộng phân bố ở phía đông, ven Đại Tây Dương.

+ Khu vực phía tây nam phát triển rừng lá cứng.

- Tổng diện tích rừng của Hoa Kỳ năm 2020 là 309,8 triệu ha, chiếm 7,6% diện tích rừng thế giới, là cơ sở để phát triển các ngành lâm nghiệp, công nghiệp chế biến lâm sản,..

- Động vật tự nhiên ở Hoa Kỳ đa dạng, các loài tiêu biểu là đại bàng đầu trắng, bò Bị- dông, gấu nâu.

Khoáng sản

- Hoa Kỳ có tài nguyên khoảng sản phong phú và giàu có bậc nhất thế giới với đây đủ các nhóm khoáng sản quan trọng năng lượng (than đá, đầu mà khi tự nhiên....) tập trung ở phía đông bắc và ven vịnh Mê-hi-cô, kim loại đen (sắt, crôm, mô-líp-đen,...) phân bố ở phía nam vùng Ngũ Hồ, kim loại màu (đóng, vàng, chì – kẽm,..) phân bố chủ yếu ở phía tây; khoáng sản phi kim loại (phốt phát,...) phân bố rải rác ở phía tây và phía đông nam.

=> Nhiều loại khoáng sản của Hoa Kỳ có trữ lượng hàng đầu thế giới, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoảng sản.

Biển

- Hoa Kỳ tiếp giáp với hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, với các biển, vịnh biển lớn như: vịnh Mê-hi-cô, vịnh A-la-xca, biển Xác-gát,...

- Biển là tài nguyên rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, đây là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

=> Tài nguyên sinh vật biển phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, tạo thuận lợi phát triển ngành khai thác thuỷ sản.

- Ven biển có nhiều vịnh, thuận lợi để xây dựng các cảng biển; nhiều bãi biển đẹp để phát triển du lịch biển.

- Thềm lục địa Hoa Kỳ chứa nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên

Dân cư

Quy mô và cơ cấu dân số

- Hoa Kỳ là nước đông dân, đứng thứ ba trên thế giới (331,5 triệu người, năm 2020).

=> Dân số đông tạo nên nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển

- Hoa Kỳ có cơ cấu dân số già. Tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng, người trong nhóm tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng cũng nảy sinh những khó khăn như giải quyết việc làm, tăng chi phí cho y tế và phúc lợi xã hội...

Chủng tộc và vấn đề nhập cư

- Dân cư Hoa Kỳ gồm nhiều chủng tộc và dân tộc đến từ khắp nơi trên thế giới với nhiều phong tục, tập quán khác nhau, hình thành một nền văn hoá đa dạng, góp phần tạo nên sự phong phủ, linh hoạt trong đời sống và kinh tế - xã hội nhưng cũng gây khó khăn nhất định trong việc quản lí xã hội.

- Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư, người nhập cư đến từ các châu lục khác nhau và đem lại cho Hoa Kỳ nguồn lao động có trình độ cao, giàu kinh nghiệm sản xuất.

Phân bố dân cư

-  Mật độ dân số trung bình năm 2020 của Hoa Kỳ là 35 người/km2, thuộc loại thấp so với thế giới.

- phân bố dân cư ở Hoa Kỳ không đều. Dân cư tập trung đông ở các bang ven biển, đặc biệt là ven Đại Tây Dương; thưa thớt ở các bang nội địa và vùng núi phía tây

- Hoa Kỳ có trình độ đô thị hoá cao. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của Hoa Kỳ là 82,7%. Dân cư không tập trung quá đông ở đô thị trung tâm mà chủ yếu sống ở vùng phụ cận và các đô thị vệ tinh.

  1. Kinh tế Hoa Kỳ

Nền kinh tế hàng đầu thế giới

Biểu hiện

- Quy mô GDP của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới, GDP bình quân đầu người cao hàng đầu thế giới (hơn 63 nghìn USD năm 2020).

- Kinh tế Hoa Kỳ có cơ cấu rất đa dạng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu GDP.

- Nền kinh tế Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn tới kinh tế các nước trên thế giới. Những biến động lớn của nền kinh tế Hoa Kỳ trong các lĩnh vực thị trường tài chính, xuất nhập khẩu... đều tác động tới kinh tế thế giới.

Nguyên nhân

Kinh tế Hoa Kỳ phát triển mạnh là nhờ các nguyên nhân sau:

- Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hoá.

–Tài nguyên thiên nhiên phong phú

- Nguồn lao động dồi dào có trình độ kĩ thuật, năng suất lao động cao.

– Tham gia toàn cầu hoá kinh tế, phát triển nền kinh tế tri thức từ sớm, kinh tế thị trường phát triển ở mức độ rất cao.

- Quá trình sản xuất luôn gắn liền với nghiên cứu khoa học – kĩ thuật.

Các ngành kinh tế

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Nông nghiệp

- Nông nghiệp Hoa Kỳ có quy mô lớn, năng suất cao.

- Hình thức sản xuất chủ yếu là các trang trại với quy mô rất lớn, chủ yếu sử dụng máy móc và kĩ thuật hiện đại.

- Các cây trồng chính là lúa mì, lúa gạo, ngô, đậu tương, cây ăn quả...

- Các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm... Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.

- Phân bố:

+ Phía nam Ngũ Hồ là vùng chuyên canh cây thực phẩm, chăn nuôi bò sữa.

+ Đồng bằng Trung tâm chuyên canh lúa mì, ngô.

+ Phía nam, ven vịnh Mê-hi-cô trống lúa gạo, bông, đậu tương, cây ăn quả.

+ Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt,

Lâm nghiệp

- Ngành làm nghiệp Hoa Kỳ có quy mô lớn và mang tính công nghiệp.

- Sản lượng gỗ. tròn của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với 429,7 triệu mở (năm 2020). Trồng rừng ngày càng được chú trọng phát triển.

- Lâm nghiệp tập trung ở vùng núi Rác-ki, ven vịnh Mê-hi-cô,...

Thuỷ sản

- Ngành khai thác thuỷ sản của Hoa Kỳ phát triển mạnh do có nguồn lợi thuỷ sản đối đào, phương tiện và công nghệ khai thác hiện đại.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trống còn tháp (0,5 triệu tấn) và đang có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đồng thời giúp bảo vệ và duy trì nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

Công nghiệp

- Hoa Kỳ là cường quốc công nghiệp của thế giới. Năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 18,4% GDP. Đây là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ,

- Công nghiệp Hoa Kỳ có cơ cấu rất đa dạng, trong đó nhiều ngành có trình độ khoa nghệ và kĩ thuật cao, sản lượng hàng giới.

+ Công nghiệp năng lượng: Than chủ yếu khai thác ở khu vực phía đông (vùng núi - Công nghiệp năng lương Than chỉ với khai thác ở khu vực phía đông (vùng núi A-pa-lát). Dầu mỏ và khí tự nhiên khai thác chủ yếu ở bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô, bán đảo A-la-xca. Sản lượng điện của Hoa Kỳ đứng thứ hai thế giới với cơ cấu đa dạng: thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên tử,... Hiện nay, Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời.

+ Công nghiệp chế biến có vai trò đặc biệt quan trọng, chiếm phần lớn trị giá xuất khẩu của Hoa Kỳ. Các ngành công nghiệp truyền thống (hoá chất, dệt may, thực phẩm, luyện kim, sản xuất ô tô, đóng tàu,..) có xu hướng giảm tỉ trọng; trong khi các ngành công nghiệp hiện đại với công nghệ cao (hàng không – vũ trụ, điện tử – tin học.....) đang được đầu tư phát triển mạnh và tăng tỉ trọng.

- Công nghiệp hàng không – vũ trụ của Hoa Kỳ phát triển hàng đầu thế giới. Các sản phẩm nổi bật là máy bay, linh kiện, tàu vũ trụ, vệ tinh.... Các trung tâm ven vịnh Mê-hi-cô (Hao-xtơn, Đa-lát,...) và ven Thái Bình Dương (Lốt An-giơ-lét, Xít-tơn,...) có công nghiệp hàng không - vũ trụ phát triển.

+  Ngành điện tử – tin học rất phát triển với các sản phẩm linh kiện điện tử, phần mềm, chất bản dẫn,... chiếm lĩnh thị trường thế giới; tập trung ở khu vực đông bắc và phía tây.

- Phân bố: Hoạt động sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ tập trung mạnh nhất ở khu vực đông bắc. Từ cuối thế kỉ XX, có sự chuyển dịch dân sản xuất công nghiệp về các bang phía nam và ven Thái Bình Dương, hình thành Vành đai Mặt Trời

Dịch vụ

Thương mại

- Nội thương Hoa Kỳ có quy mô đứng đầu thế giới. Thị trường nội địa có sức mua lớn, là động lực cho nền kinh tế.

- Hoa Kỳ là cường quốc về ngoại thương với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2020 chiếm 10,7% toàn thế giới.

- Các mặt hàng xuất khẩu chính của Hoa Kỳ gồm sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu thổ (, thiết bị công nghiệp, hàng tiêu dùng... Các đối tác thương mại chính là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, EU, Trung Quốc, Nhật Bản...

Giao thông vận tải

- Hệ thống giao thông vận tải của Hoa Kỳ hiện đại bậc nhất thế giới, trải rộng trên khắp lãnh thổ, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội

+  Đường ô tô giữ vai trò chủ yếu trong vận chuyển bằng đường bộ. Hoa Kỳ có khoảng 6,5 triệu km đường ô tô, lớn nhất thế giới. Đặc biệt, hệ thống đường cao tốc có chất lượng tốt, thuận lợi cho việc thống thương giữa các bang

+ Hoa Kỳ có số lượng sân bay nhiều nhất thế giới, các sân bay lớn nhất là Át-lan-ta, Si-ca-go, Lót An-gio-lét, Da-lát,...

+ Đường sắt và tàu điện ngầm rất phát triển, có chiều dài lớn nhất thế giới (hơn 239 nghìn km). Hệ thống đường sắt được tự động hoá cao và trải rộng khắp đất nước, chuyên chở khoảng 30% lượng vận chuyển hàng hoá trong nước.

+ Đường sông, hồ có trên 41 nghìn km, gồm ba hệ thống chính là hệ thống sông Mi-xi xi-pi, hệ thống Ngũ Hồ và hệ thống các sông ven biển.

+ Đường biển có vai trò hết sức quan trọng trong ngoại thương. Các cảng hoạt động nhộn nhịp nhất là Niu Oóc-lin, lốt An-gia-lét, Hao-xtơn, Nhu Độc

Tài chính ngân hàng

- Hoa Kỳ là một trong những thị trưởng tài chính lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới. Ngành này chiếm hơn 20% GDP, thu hút khoảng 4% lực lượng lao động toàn quốc (năm 2020)

- Các tổ chức tài chính ngân hàng của Hoa Kỳ hoạt động rộng khắp thế giới, đem lại nguồn thu lớn và nhiều lợi thế cho kinh tế Hoa Kỳ.

- Trung tâm tài chính quan trọng nhất của Hoa Kỳ là thành phố Niu Oóc (nơi có Phố Uôn

Du lịch

- Du lịch là một trong những ngành dịch vụ quan trọng của Hoa Kỳ, phát triển nhờ nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở vật chất cho du lịch có chất lượng cao, hiện đại.

Sự phân hoá lãnh thổ kinh tế

Đông Bắc

+ Kinh tế phát triển sớm nhất và mạnh nhất ở Hoa Kỳ.

+ Công nghiệp dệt, luyện kim, hoá chất, chế tạo máy, đóng tàu.... phát triển.

+ Tập trung nhiều công ty tài chính, bảo hiểm, thương mại, các cảng biển lớn nhất đất nước.

– Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Niu Oóc, Phi-la-đen-phi-a, Bo-xton,...

Trung Tây

-  tế phát triển tương đối sớm.

– Có các vành đai rau và chăn nuôi bò sữa ở phía nam Ngũ Hồ; vành đai ngô, lúa mì..... ở Đồng bằng Trung tâm.

– Công nghiệp chế biến phát triển.

- Nhiều trung tâm dịch vụ lớn của cả nước.

Phía Nam

- Hoạt động kinh tế phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XX với sự xuất hiện của Vành đai Mặt Trời.

- Sản xuất các loại nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới.

- Các ngành công nghiệp truyền thống là chế biến thực phẩm, sản xuất máy nông nghiệp, khai thác và chế biến dầu khí...

- Các ngành công nghiệp hiện đại là hàng không – vũ trụ, điện tử – tin học...

- Phát triển các lĩnh vực dịch vụ thông tin, phần mềm máy tính,...

- Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Át-lan-ta, Hao-xtơn, Mai-a-mi

Phía Tây

– Phía tây nam là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ. Phía tây bắc rất phát triển khai thác hải sản. Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt với quy mô lớn.

- Từ giữa thế kỉ XX, công nghiệp phát triển nhanh ở các bang phía tây nam ven Thái Bình Dương. Đặc biệt, thung lũng Si-li-còn nổi tiếng với công nghệ thông tin.

- Phát triển du lịch.

- Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Lốt An-giờ-lét, Xan Phran-xi-xcô, Xit-ton.

 

 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

 

  1. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Diện tích của Hoa Kỳ là bao nhiêu?

  1. Khoảng 3 triệu km2
  2. Khoảng 9.5 triệu km2
  3. Khoảng 14.7 triệu km2
  4. Khoảng 22.3 triệu km2

Câu 2: Hoa Kỳ nằm gần như ở bán cầu:

  1. Tây
  2. Đông
  3. Nam
  4. Bắc

Câu 3: Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm bao nhiêu bang?

  1. 25 bang
  2. 50 bang
  3. 75 bang
  4. 100 bang

Câu 4: Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Hoa Kỳ?

  1. Khu vực ven Đại Tây Dương, vịnh Mexico
  2. Khu vực ven Thái Bình Dương
  3. Khu vực phía nam
  4. Các khu vực nằm sâu trong nội địa

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về dân cư Hoa Kỳ?

  1. Hoa Kỳ là nước đông dân trên thế giới, với 331,5 triệu người (năm 2020)
  2. Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm
  3. Sinh đẻ nhiều là một trong những nguyên nhân quan trọng trong tăng dân số của Hoa Kỳ
  4. Hoa Kỳ là quốc gia có thành phần dân cư đa dạng

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về ngành dịch vụ của Hoa Kỳ?

  1. Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng, tạo ra doanh thu lớn cho nền kinh tế, nổi bật với các ngành như thể thao, báo chí, mua bán, trao đổi vũ khí, binh lực,…
  2. Ngành ngoại thương của Hoa Kỳ phát triển, hàng hoá đa dạng, kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn (đạt 3 580 tỉ USD, năm 2020).
  3. Các sản phẩm xuất khẩu chính là các sản phẩm của ngành lọc hoá dầu, sản xuất ô tô, sản xuất linh kiện điện tử, nông sản có giá trị cao như đậu tương, ngô, thịt lợn, thịt bò,...
  4. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Canada, Mexico, Trung Quốc, Nhật Bản,...

Câu 7: Đâu không phải nguyên nhân làm cho Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới?

  1. Nguồn lao động đông và có trình độ kĩ thuật, nhiều lao động có trình độ cao.
  2. Đề cao giáo dục lí thuyết, tăng tính lí thuyết trong thực hành; hạn chế nghiên cứu và phát triển trong nước, thay vào đó là tăng cường mua sáng chế của nước ngoài.
  3. Chú trọng sử dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất, đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển mạnh nền kinh tế tri thức và tham gia sớm vào quá trình toàn cầu hoá.
  4. Có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn với nhu cầu tiêu dùng cao và tăng mạnh.

Câu 8: Trong số những trung tâm công nghiệp dưới đây, trung tâm nào lớn nhất?

  1. Minneapolis
  2. Kansas
  3. Atlanta
  4. Chicago

Câu 9: Yếu tô" giúp cho Hoa Kì dưa tài nguyên của lãnh thổ vào được guồng máy sản xuất chính là

  1. hệ thống giao thông vận tải rộng lớn với phương tiện hiện đại.
  2. sự mở rộng các vành đai nông nghiệp và các vùng công nghiệp,
  3. do quá trình định cư của dân cư Hoa Kì trên lãnh thổ.
  4. nhờ nguồn tài nguyên bố trí đều trên lãnh thổ.

Câu 10: Ngành công nghiệp chiếm phần lớn giá trị hàng hóa xuất khẩu của cả nước ở Hoa Kì là

  1. Chế biến.
  2. Điện lực.
  3. Khai khoáng.
  4. Cung cấp nước, ga, khí, …
  5. Phần tự luận

Câu 1: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và tài nguyên biển đến phát triển kinh tế - xã hội ở Hoa Kỳ?

Câu 2: Giải thích vì sao nền kinh tế Hoa Kỳ đứng đầu thế giới?

Câu 3:

Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GDP CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2000 – 2020

  1. Hãy vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của Hoa Kỳ năm 2000 và năm 2020.
  2. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu GDP của Hoa Kỳ
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 11 kết nối tri thức

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay