Nội dung chính Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực an ninh toàn cầu

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực an ninh toàn cầu sách Địa lí 11 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 4. MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC, AN NINH TOÀN CẦU

I. MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC

Tên tổ chức

Năm thành lập

số thành viên

Tôn chỉ hoạt động

Mục tiêu hoạt động

Liên hợp quốc (UN)

1945

193

bảo đảm một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững

+ Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết. 

+ Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.

+ Xây dựng UN là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.

Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)

1995

164

thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

+ Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.

+ Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tác cơ bản của Công pháp quốc tế.

+ Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

1944

190

thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo trên toàn thế giới.

+ Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn.

+ Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế – hệ thống tỉ giá và hệ thống Thanh toán toàn cầu để các quốc gia và mọi người dân giao dịch được với nhau và với công dân của nước khác.

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

1989

21

thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

+ Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực. 

+ Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á – Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.

+ Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hoá – dịch vụ, vốn và công nghệ



II. AN NINH TOÀN CẦU VÀ BẢO VỆ HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI

  1. An ninh toàn cầu
 

Khái niệm

Nguyên nhân

Giải pháp

An ninh lương thực

An ninh lương thực là việc đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận các nguồn lương thực một cách đầy đủ, an toàn để duy trì cuộc sống khoẻ mạnh

Xung đột vũ trang, chiến tranh, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, làm gián đoạn nguồn sản xuất và cung ứng lương thực, thực phẩm.

- Cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho các khu vực mất an ninh lương thực nghiêm trọng

- Đẩy mạnh sản xuất lương thực bằng nhiều cách.

- Nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế để giải quyết vấn để an ninh lương thực toàn cầu.

An ninh năng lượng

An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng, dưới nhiều hình thức khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của con người và cho các hoạt động kinh tế - xã hội.

Những thay đổi lượng là sự đảm trong thị trường  dầu mỏ và các năng lượng khác,  cùng sự xuất hiện nhiều nguy cơ như: xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu,... đã khiến an ninh năng lượng không được bảo đảm

- Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo. 

- Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới.

- Tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc đàm phán, hợp tác, phân phối năng lượng.

- Các quốc gia phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề năng lượng

An ninh nguồn nước

An ninh nguồn nước là việc đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lí.

Việc sử dụng nước còn kém hiệu quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường, biến  đổi khí hậu,...

- Các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên cứu, | thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước

- Mỗi nước cũng cần chủ động bảo vệ nguồn nước, tránh tình |trạng ô nhiễm nước, phát triển hệ thống thuỷ lợi và nâng cao công nghệ xử lí nước thải,...

- Các nước có chung nguồn tài nguyên nước cần chia sẻ, hợp tác và phối hợp kiểm soát nguồn nước

An ninh mạng

An ninh mạng là sự đảm bảo hoạt động trên không gian mạng không gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Các hiện tượng mất an ninh mạng như phát tán các thông tin sai, vi-rút, lộ dữ liệu cá nhân,... diễn biến nhanh, ngày càng phức tạp và có tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.

- Nhiều quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế ban hành chiến lược an ninh mạng, các đạo luật về an ninh mạng.

- Thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng,...

- Các quốc gia, các cơ quan, |tổ chức quốc tế, các hãng công nghệ cần hợp tác chặt chẽ trong phòng, chống tấn công mạng và tội phạm mạng; cùng chung tay xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh

2. Bảo vệ hoà bình

- Phải bảo vệ hoà bình vì

+ Hoà bình là khát vọng của mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

+ Bảo vệ hoà bình giúp các nước chung tay giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu

+ Bảo vệ hoà bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng. 

- Biện pháp bảo vệ hoà bình: mỗi quốc gia có trách nhiệm duy trì và bảo vệ hoà bình tại quốc gia, khu vực và trên toàn cầu; tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết mâu thuẫn và xung đột giữa các nước; tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy và gìn giữ hoà bình trên thế giới

=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay