Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức

Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn địa lí 11 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 20: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI LIÊN BANG NGA

(40 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1. Lãnh thổ nước Liên bang Nga có diện tích là?

  1. Khoảng 11 triệu km2.
  2. Khoảng 15 triệu km2.
  3. Khoảng 17 triệu km2.
  4. Khoảng 19 triệu km2.

Câu 2. Liên bang Nga có đường biên giới dài khoảng bao nhiêu km.

  1. Hơn 20.000 km.
  2. Hơn 30.000 km.
  3. Hơn 40.000 km.
  4. Hơn 50.000 km.

Câu 3. Ý nào thể hiện đúng nhất sự rộng lớn về lãnh thổ của Nga:

  1. Diện tích rộng nhất Thế giới, chiếm phần lớn Bắc Á.
  2. Diện tích rất lớn, chiếm phần lớn diện tích đồng bằng Đông Âu.
  3. Nằm trên cả hai châu lục Á và Âu.
  4. Chiếm phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ Bắc Á.

Câu 4: Liên bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới, nằm ở cả hai châu lục

  1. Á, Âu, gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu và phần Trung Á.
  2. Á, Âu, gồm phẩn phần đồng bằng Tây Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
  3. Á, Âu, gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu và phần Trung và Bắc Á.
  4. Á, Âu, gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.

Câu 5: Đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng Đông Âu là?

  1. Chủ yếu đồi thấp và đầm lầy.
  2. Thấp và nhiều ô trũng ngập nước.
  3. Nhiều đầm lầy và vùng trũng thấp.
  4. Tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp.

Câu 6: Đại bộ phận lãnh thổ Liên bang Nga thuộc khí hậu nào?

  1. Nhiệt đới.
  2. Cận nhiệt đới.
  3. Cận cực.
  4. Ôn đới.

Câu 7: Các loại khoáng sản của Liên bang Nga có trữ lượng lớn đứng đầu thế giới là?

  1. Dầu mỏ, than đá.
  2. Quặng sắt, khí tự nhiên.
  3. Khí tự nhiên, than đá.
  4. Quặng sắt, dầu mỏ.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất Liên bang Nga là một đất nước rộng lớn?

  1. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.
  2. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ.
  3. Giáp với Bắc Băng Dương và nhiều nước châu Âu.
  4. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Câu 9: Đại bộ phận dân cư LB Nga tập trung ở?

  1. Phần lãnh thổ thuộc châu Âu.
  2. Phần lãnh thổ thuộc châu Á.
  3. Phần phía Tây.
  4. Phần phía Đông.

Câu 10: Dạng địa hình chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây Liên bang Nga là?

  1. Sơn nguyên.
  2. Đồng bằng.
  3. Bồn địa.
  4. Núi cao.

Câu 11: Khoáng sản có trữ lượng lớn ở đồng bằng Tây Xi-bia là?

  1. Than
  2. Dầu khí.
  3. Quặng sắt.
  4. Kim cương.

Câu 12: Ranh giới tự nhiên giữa hai châu lục Á-Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga là

  1. dãy núi Uran.
  2. sông Ôbi.
  3. sông Ênitxây.
  4. sông Vonga.

Câu 13: Về mặt tự nhiên, ranh giới phân chia địa hình lãnh thổ nước Nga thành hai phần Đông và Tây là

  1. sông Ê – nít – xây.
  2. dãy núi Uran.
  3. sông Ô bi.
  4. sông Lê na.

Câu 14: Dãy núi làm ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ LB Nga là dãy

  1. Cáp-ca.        
  2. U-ran.
  3. A-pa-lat.        
  4. Hi-ma-lay-a.

Câu 15: Chiều dài của đường Xích đạo được ví xấp xỉ với chiều dài

  1. Của các sông ở Liên bang Nga.
  2. Biên giới đấ liền của Liên bang Nga với các nước châu Âu.
  3. Đường bờ biển của Liên bang Nga.
  4. Đường biên giới của Liên bang Nga.

Câu 16: Liên bang Nga giáp với các đại dương nào sau đây?

  1. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
  2. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
  3. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
  4. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 17: Phần lớn địa hình phần lãnh thổ phía Đông của Liên bang Nga là

  1. núi và cao nguyên.
  2. đồng bằng và vùng trũng.
  3. đồi núi thấp và vùng trũng.
  4. đồng bằng và đồi núi thấp.

Câu18. Phần phía tây Liên bang Nga có địa hình chủ yếu là:

  1. Đồng bằng và bồn địa.
  2. Núi và cao nguyên.
  3. Đồng bằng và cao nguyên.
  4. Đồng bằng và núi thấp.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây đúng với phần lãnh thổ phía Tây của Liên bang Nga ?

  1. Núi và cao nguyên.
  2. Đồi núi thấp và vùng trũng.
  3. Đồng bằng và vùng trũng.
  4. Đồng bằng và đồi núi thấp.

Câu 20. Quốc gia có đường biên giới với Liên bang Nga dài nhất là:

  1. Banglades.
  2. Trung Quốc.
  3. Mông Cổ.
  4. Cadactan.

 

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với phần phía Đông của Liên Bang Nga?

  1. Phần lớn là núi và cao nguyên.
  2. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.
  3. Có trữ năng thủy điện lớn.
  4. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.

Câu 2: Yếu tố quan trọng nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên bang Nga có dân cư phân bố thưa thớt?

  1. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
  2. Khí hậu lạnh giá.
  3. Địa hình chủ yếu là đầm lầy.
  4. Đất đai kém màu mỡ.

Câu 3: Vấn đề về dân số mà Liên bang Nga đang quan tâm nhất hiện nay là?

  1. Dân số tăng nhanh.
  2. Thiếu nguồn lao động.
  3. Tuổi thọ trung bình thấp.
  4. Nhiều thành phần dân tộc.

Câu 4. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Nga là một cường quốc văn hóa?

  1. Có nhiều nhà bác học thiên tài, nổi tiếng thế giới.
  2. Có nghiên cứu khoa học cơ bản rất mạnh, tỉ lệ người biết chữ cao.
  3. Có nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị.
  4. Là nước đầu tiên trên thế giới đưa con người lên vũ trụ.

Câu 5. Đặc điểm phân bố dân cư của Nga:

  1. Tập trung chủ yếu ở đô thị và vùng đồng bằng Đông Âu.
  2. Tập trung chủ yếu ở đô thị và vùng đồng bằng Tây Xibia.
  3. Tập trung chủ yếu ở đô thị và vùng ven biển phía đông, phía bắc.
  4. D. Tập trung chủ yếu ở đô thị và vùng ven biên giới với các nước Liên Xô cũ.

Câu 6: Dân cư Liên bang Nga có đặc điểm nào sau đây?

  1. Có cơ cấu dân số trẻ.
  2. Số dân có xu hướng giảm.
  3. Ít thành phần dân tộc.
  4. Mật độ dân số rất cao.

Câu 7: Dân cư Liên bang Nga có đặc điểm nào sau đây?

  1. Mật độ dân số rất cao.
  2. Cơ cấu dân số trẻ.
  3. Dân số tăng nhanh.
  4. Nhiều thành phần dân tộc.

Câu 8: Dân cư Liên bang Nga có đặc điểm nào sau đây?

  1. Dân số tăng nhanh.
  2. Cơ cấu dân số trẻ.
  3. Mật độ dân số thấp.
  4. Ít thành phần dân tộc.

Câu 9: Yếu tố tạo thuận lợi để Liên bang Nga tiếp thu thành tựu khoa học – kĩ thuật của thế giới là?

  1. Lực lượng lao động dồi dào.
  2. Nền kinh tế năng động.
  3. Trình độ dân trí cao.
  4. Tỉ lệ dân thành thị cao.

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, dân tộc Liên Bang Nga?

  1. Dân số tăng nhanh.
  2. Dân số đông.
  3. Tỉ lệ dân thành thị cao.
  4. Nhiều dân tộc.

 

III. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: “Trên 70% dân số Liên bang Nga sống ở thành phố, chủ yếu là các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh”. Điều này mang lại thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên Bang Nga?

  1. Hạn chế được các mặt tiêu cực của đô thị hóa.
  2. Thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động.
  3. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  4. Nền văn hóa độc đáo, đa dạng.

Câu 2. Liên bang Nga là nước đông dân, nhưng số dân đã và đang giảm đi là do

  1. Tỉ suất gia tăng tự nhiên cao, nhiều người dân Nga di cư ra nước ngoài.
  2. Tỉ suất gia tăng tự nhiên rất thấp, nhiều người già.
  3. Tỉ suất gia tăng tự nhiên âm, rất ít người nhập cư.
  4. Tỉ suất gia tăng tự nhiên âm, nhiều người dân Nga di cư ra nước ngoài.

Câu 3: Có địa hình tương đối cao, xen lẫn các đồi thấp, đất màu mỡ là đặc điểm của

  1. Đồng bằng Tây Xi-bia.
  2. Đồng bằng Đông Âu.
  3. Cao nguyên trung Xi-bia.
  4. Núi U-ran.

Câu 4: Phần lãnh thổ phía đông của Liên bang Nga không thuận lợi cho phát triển

  1. nông nghiệp.
  2. rừng.
  3. thủy điện.
  4. khai thác khoáng sản.

Câu 5: Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nông nghiệp của Liên bang Nga là

  1. đồng bằng Đông Âu.
  2. đồng bằng Tây Xi –bia.
  3. vùng Xi – bia
  4. vùng ven biển Thái Bình Dương

Câu 6. Liên bang Nga có đặc điểm nào?

  1. Diện tích lãnh thổ và diện tích rừng lớn nhất thế giới, chủ yếu là rừng lá kim.
  2. Diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới và diện tích rừng lớn thứ nhì thế giới, chủ yếu là rừng lá kim.
  3. Diện tích lãnh thổ và diện tích rừng lớn nhất thế giới, chủ yếu là rừng hỗn hợp.
  4. diện tích lãnh thổ lớn thứ nhì thế giới và diện tích rừng lớn nhất thế giới, chủ yếu là rừng lá kim.

Câu 7. Lãnh thổ Liên bang Nga chủ yếu nằm ở vùng có khí hậu như thế nào?

  1. Ôn đới, phần phía đông có khí hậu ôn hoà hơn.
  2. Ôn đới, phần phía tây có khí hậu ôn hoà hơn.
  3. Cận nhiệt, phần phía bắc có khí hậu khắc nghiệt hơn.
  4. Cận cực, phần phía nam có khí hậu ôn hoà hơn.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1. Quan sát bảng số liệu sau: Dân số Liên bang Nga qua các năm (Triệu người)

Năm

1991

1995

1999

2005

Dân số

148,3

147,8

146,3

143

Nhận xét nào sau đây chưa chính xác

  1. Dân số Liên bang Nga có xu hướng giảm.
  2. Nước Liên bang Nga có dân số già.
  3. Số trẻ em sinh ra nhiều.
  4. Tuổi thọ của người dân được nâng cao.

Câu 2: Cho bảng số liệu:     

Dân số của Liên bang Nga qua các năm

Năm

1991

2000

2005

2010

2015

2020

Số dân (triệu người)

148,3

145,6

143,7

143,5

145,0

145,9

Nhận xét nào sau đây không đúng?

  1. Dân số Liên bang Nga có xu hướng giảm đều và liên tục qua các năm từ 1991 – 2010.
  2. Dân số Liên bang Nga nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ.
  3. Giai đoạn 2010 – 2015 dân số Liên bang Nga tăng lên 1, 1 triệu người.
  4. Từ năm 1991 – 2010, dân số Liên bang Nga giảm 5,1 triệu người.

Câu 3. Liên bang Nga là nước có?

  1. Nhiều dân tộc, đa số là người Nga, các dân tộc khác sống trong các nước cộng hoà, khu tự trị ở miền Bắc.
  2. Nhiều dân tộc, đa số là người Nga, các dân tộc khác sống trong các nước cộng hoà, khu tự trị nằm phân tán trên lãnh thổ.
  3. Ít dân tộc, đa số là người Nga, các dân tộc khác sống trong các nước cộng hoà, khu tự trị ở miền Nam.
  4. Ít dân tộc, đa số là người Nga, các dân tộc khác sống trong các nước cộng hoà, khu tự trị nằm phân tán trên lãnh thổ.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

1. C

2. C

3. A

4. D

5. D

6. D

7. B

8. B

9. A

10. B

11. B

12. A

13. A

14. B

15. D

16. B

17. A

18. D

19. C

20. D

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

1. D

2. B

3. B

4. C

5. A

6. B

7. D

8. C

9. C

10. A

III. VẬN DỤNG (7 CÂU)

1. A

2. D

3. B

4. A

5. A

6. C

7. B

IV. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

1. C

2. A

3. B  

Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Cấu trúc nghiệm: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng, vận dụng cao
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi

BÀN GIAO:

  • Đã có đủ kì 1 + 1/2 kì II
  • 10/01: Có đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, toán: 250k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

Từ khóa: trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập địa lí 11 kết nối tri thức

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay