Nội dung chính Địa lí 12 chân trời Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên sách Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 30. KHAI THÁC THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN
I. KHÁI QUÁT
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Diện tích hơn 54,5 nghìn km²
- Gồm 5 tỉnh.
- Tây Nguyên tiếp giáp với các nước láng giềng Lào và Cam-pu-chia, giáp Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ.
- Tây Nguyên có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta.
2. Dân số
- Năm 2021, số dân của Tây Nguyên khoảng 6,0 triệu người, mật độ dân số khoảng 111 người/km².
- Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao.
- Tỉ lệ dân thành thị khoảng 29%. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 58,3% số dân của vùng.
- Tây Nguyên là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc.
II. THẾ MẠNH, HẠN CHẾ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ
1. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
a. Thế mạnh và hạn chế
* Thế mạnh:
- Địa hình và đất:
+ Địa hình chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng với diện tích bề mặt khá rộng lớn.
+ Trên các cao nguyên có đất badan màu mỡ
- Khí hậu:
+ Mang tính chất cận xích đạo gió mùa với mùa mưa và mùa khô rõ rệt, phù hợp đặc điểm sinh thái của nhiều loại cây công nghiệp.
+ Mùa khô kéo dài thích hợp cho phơi sấy, bảo quản nông sản.
+ Khí hậu còn phân hoá theo độ cao địa hình.
- Nguồn nước: Tây Nguyên có các hệ thống sông; các hồ tự nhiên cùng các hồ thuỷ điện và nguồn nước ngầm khá phong phú
- Dân cư, lao động:
+ Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc; người dân giàu kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt trong trồng và chế biến cây công nghiệp.
+ Tính đến năm 2021, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm hơn 50% số dân của vùng.
+ Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật:
+ Mạng lưới cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp trong vùng ngày càng hoàn thiện.
+ Tây Nguyên đang đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất như: công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ cải tiến giống,....
- Thị trường: thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn và ngày càng mở rộng.
* Hạn chế:
- Tuy nhiên, mùa khô kéo dài gây thiếu nước tưới cho cây trồng; những nơi địa hình dốc dễ bị rửa trôi, xói mòn.
- Thị trường có nhiều biến động.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
b. Tình hình phát triển và phân bố
- Tây Nguyên là một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của nước ta.
- Cơ cấu cây công nghiệp trong vùng khá đa dạng.
- Trong những năm gần đây, Tây Nguyên đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong phát triển cây công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
2. Phát triển thủy điện và khai thác khoáng sản
a. Phát triển thủy điện
* Thế mạnh và hạn chế
- Tây Nguyên là vùng có trữ năng thủy điện đứng thứ 2 cả nước.
- Tuy nhiên, vào mùa khô, nhiều nhà máy thuỷ điện giảm công suất hoạt động do thiếu nước.
* Tình hình phát triển và phân bố
- Tây Nguyên đã hình thành các bậc thang thuỷ điện trên các hệ thống sông:
- Phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên góp phần cung cấp năng lượng cho vùng và hoà vào lưới điện quốc gia; tạo cơ sở năng lượng cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp khai khoáng.
- Các hồ thuỷ điện có vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nước tưới cho cây trồng, tận dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch.
b. Khai thác khoáng sản
* Thế mạnh và hạn chế
- Tây Nguyên có trữ lượng bô-xít lớn, ước đạt hơn 8,2 tỉ tấn, chiếm khoảng 86% trữ lượng bô-xít cả nước
- Tuy nhiên, vùng còn thiếu đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật. Địa hình đồi núi gây khó khăn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp.
* Tình hình phát triển và phân bố
- Tây Nguyên có 2 tổ hợp khai thác bô-xít - a-lu-min tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông).
- Khai thác bô-xít đạt trên 5 triệu tấn năm 2021.
- Phát triển công nghiệp khai thác bô-xít cần đi đôi với bảo vệ môi trường
3. Phát triển lâm nghiệp
* Thế mạnh
- Tây Nguyên có diện tích và độ che phủ rừng khá lớn, đứng thứ 3 cả nước.
- Vùng có nhiều kiểu hệ sinh thái rừng với tính đa dạng sinh học cao.
- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý; các cây dược liệu quý.
- Tây Nguyên có các khu dự trữ sinh quyển thế giới; các vườn quốc gia.
* Hạn chế: vùng có mùa khô kéo dài ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phục hồi rừng, bên cạnh đó còn tiềm ẩn nguy cơ gây cháy rừng.
* Hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng
- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng:
+ Tây Nguyên chú trọng giữ vững diện tích rừng tự nhiên, đặc biệt là các rừng đầu nguồn và bảo tồn tài nguyên sinh vật tại các vườn quốc gia.
+ Diện tích rừng trồng của vùng có xu hướng tăng.
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: sản lượng gỗ khai thác của vùng những năm qua tăng.
- Những năm gần đây, Tây Nguyên đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực.
4. Phát triển du lịch
* Thế mạnh và hạn chế
- Tây Nguyên có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng.
- Tây Nguyên đang đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất - kĩ thuật phục vụ du lịch, giúp cho vùng có thể kết nối thuận lợi với các vùng trong nước và quốc tế.
- Các tỉnh Tây Nguyên ban hành nhiều chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch.
- Tuy nhiên, mùa mưa kéo dài, một số nơi mạng lưới giao thông chưa đồng bộ gây khó khăn cho khai thác các thế mạnh du lịch của vùng.
* Tình hình phát triển
- Ngành du lịch của Tây Nguyên phát triển khá nhanh trong những năm gần đây.
- Năm 2022, Tây Nguyên đóng góp 9% số lượt khách du lịch và 0,4% doanh thu du lịch lữ hành cả nước.
- Tây Nguyên có các điểm du lịch và các hoạt động văn hoá thu hút khách du lịch.
- Ngành du lịch ở Tây Nguyên đang được chú trọng đầu tư để phát triển tương xứng với tiềm năng.
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên