Nội dung chính Địa lí 12 chân trời Bài 9: Đô thị hoá
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Đô thị hoá sách Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 9. ĐÔ THỊ HÓA
I. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ HÓA
1. Lịch sử đô thị hóa ở Việt Nam
- Thế kỉ III trước Công nguyên, Đô thị đầu tiên của nước ta – Thành Cổ Loa được hình thành.
- Thế kỉ XIX, số lượng đô thị nước ta rất ít, chủ yếu phân bố ở khu vực ven sông, ven biển với chức năng chính là hành chính, kinh tế.
- Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị được hình thành và phát triển với chức năng hành chính, kinh tế, quân sự.
- Giai đoạn 1975 - 1986, quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm.
2. Tỉ lệ dân thành thị và quy mô đô thị
- Trong những năm qua, tỉ lệ dân thành thị của nước ta liên tục tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế.
- Tuy nhiên, tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới.
- Quy mô đô thị của nước ta ngày càng mở rộng về diện tích đất, không gian sinh hoạt và sản xuất ở đô thị; xuất hiện các đô thị mới, đô thị vệ tinh,...
3. Chức năng và lối sống đô thị
- Các đô thị có quy mô lớn thường đảm nhận chức năng trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá,... của vùng và cả nước; một số đô thị có chức năng nổi bật về kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Lối sống đô thị ngày càng được phổ biến, mở rộng và lan toả ở nhiều khu vực nông thôn.
II. PHÂN BỐ MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ
- Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp nước ta.
- Căn cứ vào các tiêu chỉ như chức năng, trình độ phát triển, quy mô dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp,... đô thị nước ta được phân thành 6 loại.
- Căn cứ vào cấp quản lí, nước ta có đô thị trực thuộc trung ương, đô thị trực thuộc tỉnh và đô thị trực thuộc huyện.
- Đến năm 2021, nước ta có 5 đô thị trực thuộc trung ương.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
* Tích cực
- Đối với kinh tế:
+ Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.
+ Các đô thị đóng góp lớn vào GDP của vùng, hình thành các cực tăng trưởng kinh tế, thu hút các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Đối với xã hội:
+ Góp phần quan trọng giải quyết việc làm, làm gia tăng phúc lợi xã hội, thu hút lao động từ khu vực nông thôn đến làm việc và sinh sống.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển khoa học – công nghệ; là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
* Hạn chế
- Bên cạnh tác động tích cực, đô thị hoá cũng tạo sức ép về cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, giáo dục, nhà ở,...
- Các vấn đề về mĩ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông,... đang là thách thức cho quá trình đô thị hoá nước ta.
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 9: Đô thị hoá