Nội dung chính Địa lí 12 chân trời Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp sách Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

BÀI 12. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

I. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình và đất:

+ Nước ta có ¾ diện tích đồi núi, phần lớn là đồi núi thấp, có các cao nguyên rộng lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên;

+ Đất chủ yếu là feralit, thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả;

+ Những đồng cỏ rộng lớn phù hợp chăn nuôi gia súc lớn.

+ Đồng bằng chiếm ¼ diện tích, tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và một số đồng bằng ở duyên hải miên Trung.

- Khí hậu:

+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Tạo điều kiện phát triển tăng vụ, đẩy mạnh thâm canh. 

+ Khí hậu có sự phân hoá theo Bắc - Nam và theo độ cao.

- Nguồn nước: 

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều hệ thống sông lớn.

+ Nước ta có nhiều hồ và nguồn nước ngầm phong phú.

- Sinh vật: 

+ Nhiều loài sinh vật là nguồn gen quan trọng, tạo tính đa dạng cho phát triển nông nghiệp, cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và lao động: 

+ Nước ta có số dân đông, mức sống người dân ngày càng tăng.

+ Nguồn lao động trong nông nghiệp dồi dào, có nhiều kinh nghiệm sản xuất. 

+ Trình độ lao động trong nông nghiệp ngày càng được nâng cao.

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật và khoa học - công nghệ: 

+ Nước ta đã xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. 

+ Phát triển công nghiệp chế biến tại các cơ sở sản xuất nông nghiệp, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi,...

+ Nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật mới, tiên tiến được ứng dụng.

- Chính sách phát triển nông nghiệp: 

+ Trong những năm qua, nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

- Thị trường: 

+ Thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước đang được mở rộng. 

+ Sản phẩm nông nghiệp của nước ta đã đáp ứng được yêu cầu của hầu hết thị trường các quốc gia trên thế giới. 

II.  TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

- Trong những năm qua, cơ cấu nông nghiệp Việt Nam có sự chuyển dịch

- Trong nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch

2. Tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp

* Tình hình phát triển

- Trồng trọt:

+ Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. 

+ Đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học – công nghệ trong sản xuất.

+ Cơ cấu cây trồng ở nước ta đa dạng, trong đó tập trung chủ yếu nhóm cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và một số cây trồng khác.

- Chăn nuôi:

+ Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

+ Đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất.

+ Cơ cấu vật nuôi ở nước ta khá đa dạng.

* Phân bố:

- Trồng trọt:

+ Cây lương thực: Cả nước có 2 vùng chuyên canh cây lương thực quan trọng là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

+ Cây công nghiệp: Cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; hồ tiêu và điều được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; ....

+ Cây công nghiệp hàng năm: Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,...

+ Cây ăn quả: Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ,...

- Chăn nuôi:

+ Trâu: được nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

+ Bò: được nuôi nhiều ở các cao nguyên của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.... Bò sữa được nuôi nhiều ven các thành phố lớn.

+ Lợn: được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,...

+ Gia cầm: tổng đàn gia cầm ở nước ta tăng nhanh, trong đó, gà được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh, thành phố; vịt được nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

- Phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.

- Tổ chức các khâu quan trọng trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp tiên tiến.

=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay