Nội dung chính Địa lí 12 chân trời Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa sách Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

BÀI 2. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

I. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

- Tính chất nhiệt đới:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 20°C và tăng dần từ Bắc vào Nam.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam.

+ Nhiều nắng, tổng số giờ nắng trung bình từ 1400 – 3000 giờ/năm, có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Tính chất ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1500 mm - 2000 mm/năm.

+ Lượng mưa phân bố không đều: nơi mưa nhiều có thể lên đến 3 500-4000 mm/năm; nơi mưa ít có thể dưới 1000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí cao, trên 80%. Cân bằng ẩm luôn dương.

- Tính chất gió mùa: Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc, đồng thời chịu ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa nên hình thành 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.

2. Các thành phần tự nhiên khác

* Địa hình 

- Phong hoá: Khu vực đồi núi nước ta có quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ. 

- Xâm thực và bồi tụ: 

+ Ở khu vực đồi núi, quá trình xâm thực diễn ra mạnh.

+ Ở khu vực đồng bằng, quá trình bồi tụ diễn ra nhanh ở vùng trũng thấp và hạ lưu sông.

* Đất

- Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên các loại đá mẹ khác nhau, nên dất feralit là loại dất chủ yếu ở vùng đồi núi nước ta.

* Sông ngòi và sinh vật

- Sông ngòi

+ Nhờ có lượng mưa lớn kết hợp với địa hình bị cắt xẻ nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Sông ngòi có lượng nước lớn; khả năng xâm thực mạnh, mang theo một lượng phù sa lớn.

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi theo hai mùa rõ rệt: mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô. 

* Sinh vật

- Sinh vật Việt Nam tiêu biểu cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với phần lớn loài động và thực vật tự nhiên có nguồn gốc nhiệt đới. 

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa còn thể hiện ở sự đa dạng loài; khả năng sinh trưởng và năng suất sinh học cao của các quần xã động, thực vật.

- Tính chất gió mùa thể hiện rõ nhất ở thảm thực vật.

- Sông ngòi và sinh vật.

II.  ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

1. Thuận lợi

- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị cao; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. 

- Đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi.

- Lớp phủ thực vật sinh trưởng nhanh, giúp cho nước ta có thể đẩy mạnh công tác phục hồi, trồng rừng, tăng độ che phủ rừng.

- Phát triển nhiều loại hình du lịch.

- Phát triển các hoạt động khai thác, xây dựng, giao thông vận tải,... nhất là vào mùa khô.

2. Khó khăn

- Nước ta thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống. 

- Các loại dịch bệnh thường xuất hiện, ảnh hưởng năng suất cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

- Tính thất thường của khí hậu và thuỷ văn gây trở ngại cho các ngành sản xuất.

=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay