Nội dung chính Địa lí 12 chân trời Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản sách Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

BÀI 13. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

I. LÂM NGHIỆP

1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp

- Thế mạnh

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên rừng, khí hậu, địa hình và đất.

- Điều kiện kinh tế xã hội: Chính sách, nguồn lao động, khoa học - công nghệ, sự phát triển của các ngành kinh tế.

* Hạn chế

- Diện tích rừng ở nước ta có xu hướng tăng nhưng chất lượng rừng chưa cao. 

- Thiên tai và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, nguy cơ cháy rừng.

- Tuy nhiên, công tác bảo vệ rừng đang gặp những khó khăn,thiết bị trong hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản chậm cải tiến;... 

2. Tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp

* Tình hình phát triển

- Năm 2021, giá trị sản xuất của lâm nghiệp khoảng 63,3 nghìn tỉ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2010. 

- Việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào trồng rừng, bảo vệ rừng ngày càng phổ biến.

- Hoạt động khai thác, chế biến lâm sản đang áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

* Phân bố

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: Tập trung chủ yếu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định.

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: 

+ Khai thác: Tập trung chủ yếu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định

+ Các cơ sở chế biến lớn như nhà máy giấy Vạn Điểm, Hải Tiến (Hà Nội), Bãi Bằng (Phú Thọ),...

3. Vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lí, bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh xã hội hóa; nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp.

- Kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng.

- Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển và ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.

- Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lí, bảo vệ và phát triển rừng.

II.  THỦY SẢN

1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy sản

* Thế mạnh

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Nước ta có vùng biển nhiệt đới rộng lớn với nguồn lợi hải sản khá phong phú.

+ Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, dầm, phá, rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn. Một số đảo có các rạn đá là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế. 

+ Ven bờ có nhiều dảo và vịnh, tạo điều kiện hình thành các bãi cá đẻ. 

+ Nước ta còn có nhiều sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, các vùng trũng ở đồng bằng có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, tạo thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản có năng suất cao.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và nguồn lao động: nước ta có số dân đông là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật và khoa học – công nghệ: các cơ sở sản xuất và khai thác nguyên liệu, hệ thống cầu cảng, hệ thống điện, đường, thuỷ lợi,... được đầu tư ngày càng hiện đại.

+ Thị trường: thị trường tiêu thụ thuỷ sản ngày càng mở rộng, nước ta đã đáp ứng các yêu cầu về chất lượng thuỷ sản xuất khẩu.

+ Chính sách: chính sách phát triển ngành thuỷ sản của nhà nước được chú trọng.

* Hạn chế 

- Một phần diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái.

- Đội ngũ tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn hạn chế. Hệ thống các cảng các chưa được đầu tư đúng mức để đáp ứng yêu cầu phát triển. Thị trường thủy sản trong và ngoài nước có nhiều biến động.

2. Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản

* Tình hình phát triển

- Giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm hơn 26,3% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

- Khai thác thủy sản: 

+ Sản lượng thủy sản khai thác ở nước ta tăng liên tục, trong đó sản lượng cá biển khai thác là 2,9 triệu tấn (năm 2021)

- Nuôi trồng thủy sản:

+ Nước ta có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh trong những năm gần đây, trong đó quan trọng nhất là nuôi cá và nuôi tôm.

+ Nghề nuôi tôm phát triển mạnh, đạt 1 triệu tấn (năm 2021).

+ Nghề nuôi cá cũng phát triển mạnh, đạt 3,3 triệu tấn (năm 2021).

* Phân bố

- Khai thác thủy sản: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau,...

- Nuôi trồng thủy sản: Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ có sản lượng cá nuôi dẫn đầu cả nước.

=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay