Nội dung chính Hóa học 11 chân trời sáng tạo Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate sách Hóa học 11 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hóa học 11 cánh diều
BÀI 7: SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE
SULFURIC ACID
*Tìm hiểu tính chất vật lí của sulfuric acid
- Sulfuric acid (H2SO4) là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84 g/cm3).
- H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa nhiệt rất nhiều nhiệt.
* Tìm hiểu cấu tạo phân tử, tính chất hóa học và ứng dụng của sulfuric acid
a) Cấu tạo phân tử
Phân tử H2SO4 có 2 liên kết H - O, 2 liên kết S - O, 2 liên kết S = O liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị phân cực
b) Tính chất hóa học
Số OXH của S là +6 cao nhất
→ chỉ có xu hướng giảm số OXH khi tham gia phản ứng hoá học
→ có tính oxi hoá
Phương trình điện li
H2SO4 → H + + HSO4-
HSO4- ⇄ H+ + SO42- (Ka ≈ 10-2)
→ H2SO4 là acid mạnh
Tính acid
H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một acid mạnh.
- Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
- Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,...) tạo thành muối sulfate và giải phóng khí H2.
H2SO4(loãng) + Mg → MgSO4 + H2 (↑)
- Tác dụng với oxide base, base, muối của các acid yếu → muối sulfate.
H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O
Tính oxi hoá:
Thí nghiệm 1: Phản ứng của dung dịch H2SO4 đặc, nóng với Cu.
Hiện tượng: Mảnh đồng tan dần, xuất hiện, bọt khí mạnh và tạo dung dịch màu xanh.
PTHH: Cu + 2H2SO4đ → CuSO4 + SO2↑+ 2H2O
Thí nghiệm 2: Phản ứng của dung dịch H2SO4 đặc với đường
Hiện tượng: Khi nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào cốc đựng đường, đường chuyển từ màu trắng sang màu đen. Sau đó, chất rắn màu đen dâng cao lên miệng cốc kèm theo khí. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
Giải thích:
Dung dịch H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh, hút nước trong phân tử đường, tạo sản phẩm carbon màu đen.
PTHH: C12H22O11 + H2SO4(đặc) → 12C + H2SO4.11H2O
Sau đó một phần Carbon sinh ra phản ứng lại với dung dịch H2SO4 tạo thành chất khí CO2, SO2 gây sủi bọt trong cốc, làm carbon dâng lên khỏi miệng cốc.
PTHH:
C + 2H2SO4 đặc → CO2 + 2SO2 + 2H2O
Kết luận:
Dung dịch sulfuric acid loãng là một trong các acid mạnh và có tính chất chung của acid.
Dung dịch sulfuric acid đặc có tính oxi hoá mạnh và tính háo nước.
c) Ứng dụng
Sulfuric acid được dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi hoá học, chất dẻo, sơn màu, phẩm nhuộm, dược phẩm, chế biến dầu mỏ...
Kết luận:
Sulfuric acid là hoá chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành sản xuất.
* Tìm hiểu cách bảo quản sử dụng và nguyên tắc xử lý sơ bộ khi bị bỏng acid
Khi sử dụng sulfuric acid cần cẩn thận, tuân thủ quy tắc an toàn
Cần bảo quản acid trong các bình kín và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát; không đặt gần nơi có các chất khử, kim loại nhẹ
Tuyệt đối không đổ nước vào acid, pha loãng sulfuric acid theo các bước trên.
Cần nắm vững và thực hiện đúng các nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bị bỏng acid.
* Tìm hiểu quy trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc
Trong công nghiệp, sulfuric acid được sản xuất theo phương pháp tiếp xúc gồm 3 giai đoạn, theo sơ đồ:
MUỐI SULFATE
* Tìm hiểu ứng dụng một số muối sulfate và nhận biết ion sulfate
Muối sulfate được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống và sản xuất
Nhận biết ion sulfate: sử dụng các dung dịch muối của barium (Ba2+) hoặc dung dịch Ba(OH)2.
=> Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate