Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 11 Cánh diều Chủ đề 7: Thế giới nghề nghiệp
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 7: Thế giới nghề nghiệp sách Hoạt động trải nghiệm 11 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều
CHỦ ĐỀ 7. THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
1. PHÂN LOẠI CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY
1.1. Tìm hiểu cách phân loại nhóm nghề
Xã hội có rất nhiều nhóm nghề, việc phân loại nhóm nghề dựa trên các cách khác nhau sẽ giúp chúng ta có định hướng rõ hơn cho việc chọn nghề tương lai.
1.2. Xác định một cách phân loại nhóm nghề và lập danh mục các nghề cơ bản theo cách phân loại nhóm nghề đó
Phân loại nhóm nghề theo nhóm năng lực nghề nghiệp (theo tổ chức Lao động quốc tế ILO)
Nhóm nghề ngôn ngữ
Biên dịch viên, phiên dịch viên,...
Nhóm nghề phân tích - logic
Phân tích tài chính, phân tích dữ liệu, phân tích thị trường,...
Nhóm nghề hình học - màu sắc - thiết kế
Nhà thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, kiến trúc sư, thiết kế nội thất,...
Nhóm nghề làm việc với con người
Nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn, nhân viên phục vụ, nhân viên y tế,...
Nhóm nghề thể chất - cơ khí
thợ sửa xe, thợ cơ khí, thợ sửa chữa điện,...
2. KHÁM PHÁ ĐẶC TRƯNG, YÊU CẦU CỦA CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN
2.1. Đặc trưng của từng nhóm nghề trong xã hội theo danh mục nhóm nghề đã lập ở Hoạt động 1
- Nhóm nghề nghiên cứu: thường thực hiện việc quan sát, tìm tòi, khám phá, điều tra, phân tích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề,...
- Nhóm nghề nghệ thuật: thường xuyên làm việc với các vật thể liên quan đến hình khối, màu sắc, âm thanh,...
- Nhóm nghề xã hội: thường xuyên tiếp xúc với con người trong các mối quan hệ xã hội,...
- Nhóm nghề kỹ thuật: yêu cầu các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, bao gồm khả năng đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật phức tạp và đưa ra quyết định có tính toàn vẹn cho thiết kế và sản xuất.
- Nhóm nghề quản lí: đòi hỏi trí tuệ, khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc độc lập và tự quyết định.
2.2. Xác định yêu cầu của từng nhóm nghề trên
- Mỗi nhóm nghề có những đặc trưng, yêu cầu cụ thể, phù hợp với từng ngành nghề. Việc xác định đặc trưng, yêu cầu của các nhóm nghề giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các nghề nghiệp cơ bản.
- Từ đó, chúng ta có thể đối chiếu với năng lực của bản thân để có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp sau này.
3. CHIA SẺ Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
3.1. Xác định biểu hiện của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động
- Đảm bảo an toàn:
+ Thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ.
+ Có hệ thống cảnh báo mất an toàn.
+ Có quy định, hướng dẫn thực hiện an toàn lao động.
- Đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp:
+ Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí.
+ Thực hiện chế độ bảo hiểm y tế.
+ Quan tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần của người lao động.
3.2. Chia sẻ về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và không đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp của người lao động
Việc đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp của người động có vai trò rất quan trọng đối với người lao động, đây cũng chính là quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mỗi người cần thực hiện tốt quy định an toàn lao động.
4. SƯU TẦM VÀ CHIA SẺ TÀI LIỆU VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ TRONG XÃ HỘI VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
4.1. Xác định nguồn tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động
- Trang web của các Bộ, Ban, Ngành: thông tin nghề, số liệu thống kê.
- Trang web của các trường cao đẳng, đại học: cổng thông tin hướng nghiệp, chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.
- Báo chí, truyền thông,....
4.2. Giới thiệu tài liệu đã sưu tầm được về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động
Gợi ý:
+ Sơ lược về tài liệu (tên sách, tác giả, nội dung cơ bản, nhà xuất bản, năm xuất bản,...).
+ Tóm lược một số nội dung.
+ Nội dung cuốn sách mà bản thân tâm đắc nhất.
+ Những xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động được thể hiện trong tài liệu.
+ Nhận xét, đánh giá về những nội dung được thể hiện trong tài liệu (tính chính xác, tính cập nhật, độ tin cậy,...).
+ Bài học rút ra được từ cuốn sách.
4.3. Suy nghĩ của bản thân về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động qua tài liệu được giới thiệu
Có rất nhiều nguồn tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động, việc tìm hiểu xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động thông qua các kênh thông tin (Internet, sách, báo,...) giúp HS có cái nhìn toàn diện hơn về xu hướng nghề nghiệp trong tương lai, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và xu thế phát triển của thời đại.
5. PHÂN TÍCH YÊU CẦU CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
5.1. Thảo luận, phân tích những phẩm chất, năng lực của người lao động mà nhà tuyển dụng yêu cầu theo các mẫu thông tin tuyển dụng
Một số phẩm chất và năng lực mà nhà tuyển dụng thường yêu cầu trong các mẫu thông tin tuyển dụng bao gồm:
- Kỹ năng chuyên môn: Là một yêu cầu cơ bản của hầu hết các công việc. Nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả.
- Kỹ năng mềm: Nhà tuyển dụng thường mong muốn ứng viên có các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, khả năng giải quyết vấn đề, tự tin và sáng tạo.
- Kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm làm việc được xem là một lợi thế trong nhiều trường hợp.
- Tinh thần trách nhiệm: Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất quan trọng đối với những người làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên có thái độ trách nhiệm và cam kết với công việc của mình.
=> Việc xác định được yêu cầu về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nghề nghiệp đó, cũng như xác định được bản thân có những yếu tố nào phù hợp với nghề nghiệp đã định hướng.
=> Giáo án HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 7: Thế giới nghề nghiệp