Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 11 Cánh diều Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên sách Hoạt động trải nghiệm 11 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều
CHỦ ĐỀ 6. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
1. NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1.1. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương
- Tại nhiều địa phương hiện nay, môi trường, cảnh quan đang phải chịu những tác động tiêu cực từ hệ quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, lối sống của con người hoặc sự biến đổi của khí hậu.
- HS tự lập kế hoạch khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương theo gợi ý.
1.2. Thực hiện khảo sát theo kế hoạch và ghi chép lại kết quả
Tìm hiểu thực trạng môi trường tại địa phương giúp chúng ta nhận thức được những việc cần làm để bảo vệ môi trường, sống có trách nhiệm hơn với thiên nhiên.
2. TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN VỚI CẢM XÚC CON NGƯỜI
2.1. Giới thiệu về những cảnh quan thiên nhiên mà em từng đến thăm và chia sẻ cảm xúc của em khi đến thăm nơi đó
Cảnh quan thiên nhiên là một phần tất yếu trong cuộc sống của con người, giúp mang lại những khoảng thời gian thư giãn có ý nghĩa.
2.2. Thảo luận về ý nghĩa cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc của con người
- Cảnh quan thiên nhiên có thể đem lại cho con người nhiều cảm xúc tích cực hoặc giúp họ giảm bớt buồn phiền, căng thẳng; tạo hứng thú cho công việc; kích thích sự sáng tạo, khám phá,...
- Ngược lại, một cảnh quan thiên nhiên xấu, bị ô nhiễm và ồn ào có thể gây ra sự bất an và căng thẳng tinh thần.
3. BÁO CÁO KẾT QỈA KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1. Báo cáo kết quả thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường
Gợi ý:
- Thực trạng: Ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí.
- Nguyên nhân:
+ Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu.
+ Chặt phá rừng.
- Tác động của các hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên:
+ Tích cực:
- Hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới (xây dựng các công viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh,...), góp phần cải thiện môi trường.
- Tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.
+ Tiêu cực:
- Tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Phát sinh nhiều chất thải.
- Hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường vào Việt Nam.
3.2. Trao đổi, nhận xét về kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát cho thấy những thực trạng đáng lo ngại về môi trường hiện nay (GV căn cứ vào phần trình bày của HS để kết luận).
3.3. Đưa ra kiến nghị về bảo vệ môi trường dựa vào các kết quả khảo sát đã thực hiện
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước:
- Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lí rác thải của người dân.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường.
- Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông nghiệp.
=> Ở lứa tuổi trung học phổ thông, mỗi chúng ta đã đủ lớn và có hiểu biết để cùng tham gia ý kiến và cùng hành động để bảo vệ môi trường của địa phương.
3.4. Liên hệ những hành động HS có thể làm để cùng tham gia thực hiện các kiến nghị đó
Đóng góp bằng việc làm cụ thể của mỗi người, dù nhỏ, sẽ góp phần tạo thành những nỗ lực chung lớn hơn để góp phần giải quyết vấn đề môi trường tại địa phương, giúp cho cuộc sống của mỗi người ngày một tốt đẹp hơn.
4. CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
4.1. Trao đổi về những hành động, việc làm nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
Việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, chính quyền địa phương, mà cần cả sự chung tay, tích cực, chủ động của mọi người dân địa phương – trong đó có HS chúng ta.
4.2. Chia sẻ về những hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên mà em từng tham gia thực hiện
Hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên:
- Tham gia cùng bố mẹ để tổng vệ sinh khu vực xung quanh nơi có cảnh quan.
- Tham gia trồng cây làm đẹp cảnh quan.
=> Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cũng chính là quan tâm bảo vệ một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
5. TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
5.1. Thảo luận về các biện pháp bảo vệ tài nguyên của địa phương
Tuyên truyền về các biện pháp bảo vệ tài nguyên của địa phương giúp người dân trong cộng đồng nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên, cũng như ý thức trách nhiệm của bản thân mỗi người.
5.2. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến người dân địa phương về các biện pháp bảo vệ tài nguyên
Quá trình xây dựng, thực hiện kế hoạch cũng sẽ giúp HS rèn luyện các kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng truyền thông, và kĩ năng giao tiếp với cộng đồng – hành trang cần thiết để mỗi người tự tin bước vào cuộc sống nghề nghiệp sau này.
6. QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
6.1. Thảo luận về những hình thức quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên của địa phương
Hình thức sử dụng mạng xã hội (Facebook. Instagram, Tiktok,...) để quảng bá:
- Ưu điểm:
+ Không giới hạn lượng thông tin, hình ảnh.
+ Tạo cơ hội để kết hợp các kênh thông tin đa dạng (lời nói, hình ảnh, âm thanh, tương tác với người xem).
+ Có thể dễ dàng lan truyền mà không gặp cản trở về không gian vật chất.
- Hạn chế:
+ Không tiếp cận được với nhóm người ít hoặc không dùng mạng xã hội.
+ Cần người theo dõi, quản trị thông tin có hiểu biết về công nghệ.
6.2. Chọn một hình thức và thiết kế hoạt động quảng bá cho cảnh quan thiên nhiên của địa phương
Để quảng bá cho hình ảnh cảnh quan thiên nhiên địa phương, có nhiều hình thức khác nhau. HS chúng ta cũng có thể chung tay tham gia các hoạt động quảng bá như vậy, tùy thuộc vào điều kiện và năng lực bản thân.
6.3. Vận động, kêu gọi thầy cô, bạn bè, người thân và người dân địa phương cùng tham gia hoạt động quảng bá về cảnh quan thiên nhiên
Quảng bá cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi mọi người cùng tham gia hoạt động quảng bá cũng là một trong những cách để giữ gìn, bảo tồn cảnh quan của địa phương.
7. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO TỒN DANH LAM THẮNG CẢNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
7.1. Thảo luận để xác định tiêu chí đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương
Các tiêu chí đánh giá:
- Các hoạt động bảo tồn danh lam thắng cảnh.
- Kết quả thực hiện các hoạt động bảo tồn danh lam thắng cảnh.
- Sự tham gia của các lực lượng cộng đồng bảo tồn danh lam thắng cảnh.
7.2. Thực hiện đánh giá và chia sẻ kết quả
Đánh giá đúng thực trạng bảo tồn danh lam, thắng cảnh địa phương giúp đưa ra căn cứ và đề xuất biện pháp phù hợp cho việc gìn giữ, bảo tồn các địa điểm quan trọng đó.
7.3. Đề xuất các biện pháp giúp cộng đồng dân cư thực hiện tốt việc bảo tồn các danh lam thắng cảnh ở địa phương
Mỗi HS đều có trách nhiệm tham gia cùng cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn danh lam, thắng cảnh địa phương.
=> Giáo án HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên