Nội dung chính Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 14: Nam châm
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 14: Nam châm sách khoa học tự nhiên 7 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 cánh diều (bản word)
BÀI 14: NAM CHÂM
I. SỰ ĐỊNH HƯỚNG CỦA THANH NAM CHÂM
- Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí
- Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N (North). Đầu kia của nam châm là cực từ nam kí hiệu S (South).
II. NAM CHÂM TÁC DỤNG LÊN VẬT LÀM TỪ CÁC VẬT LIỆU KHÁC NHAU
- Nam châm tác dụng lên nam châm
- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau:
+ Các từ cực cùng tên thì đẩy nhau
+ Các từ cực khác tên thì hút nhau
=> Lực từ là lực hút hoặc đẩy giữa các thanh nam châm
- Nam châm tác dụng lên các vật
- Nam châm hút được các vật làm bằng vật liệu từ: sắt, thép, niken, coban....
- Nam châm hầu như không hút các vật được làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.
=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí bài 14: Nam châm