Nội dung chính Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học sách khoa học tự nhiên 7 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 5: GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ KHÍ HIẾM

- Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng He có 2 electron) là lớp vỏ bền vững. Vì vậy, các nguyên tử khí hiếm tồn tại độc lập trong điều kiện thường. 

- Nguyên tử của các nguyên tố khác có lớp ngoài cùng kém bền, có xu hướng tạo ra lớp vỏ tương tự khí hiếm khi liên kết với nguyên tử khác. 

II. LIÊN KẾT ION

- Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa ion dương và ion âm. Chất được tạo thành các ion dương và ion âm được gọi là hợp chất ion.

- Khi kim loại điển hình kết hợp với phi kim điển hình, nguyên tử kim loại sẽ cho electron tạo thành ion dương, nguyên tử phi kim sẽ nhận electron tạo thành ion âm. Các ion âm và ion dương hút nhau, tạo ra hợp chất ion.

- Tính chất chung của hợp chất ion

+ Là chất rắn ở điều kiện thường

+ Thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

+ Khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn điện.

III. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ 

- Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị

+ Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

+ Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử được gọi là chất cộng hóa trị.

+ Để có lớp vỏ electron bền vững tương tự khí hiếm, các nguyên tử phi kim sẽ góp các electron để tạo ra một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa các nguyên tử và liên kết với nhau thành phân tử.

- Một số đặc điểm của chất cộng hóa trị:

+ Có cả ba thể: thế rắn (đường ăn, iodine,…), thể lỏng (bromine, ethanol,…), thể khí (oxygen, nitrogen, khí carbonic,…).

+ Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp.

+ Nhiều chất cộng hóa trị không dẫn điện (đường ăn, ethanol,…).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay