Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ các vị thần tự nhiên.
C. Tín ngưỡng phồn thực.
D. Tín ngưỡng thờ Phật.
Câu 2: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
A. Sông Cả.
B. Sông Mã.
C. Sông Hồng.
D. Sông Lam.
Câu 3: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Phù Nam là
A. thuyền.
B. ngựa.
C. xe thồ.
D. trâu.
Câu 4: Một trong những hình thức chôn cất người chết của cư dân Phù Nam là
A. tháp táng.
B. hỏa táng.
C. vách táng.
D. mộc táng.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?
A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt.
B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi.
C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng.
D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển.
Câu 6: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Dân chủ chủ nô.
D. Dân chủ đại nghị.
Câu 7: Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
A. Lý.
B. Trần.
C. Lê sơ.
D. Nguyễn.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?
A. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
B. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều.
C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
Câu 9: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?
A. Thờ thần Đồng Cổ.
B. Thờ Mẫu.
C. Thờ Phật.
D. Thờ Thành hoàng làng.
Câu 10: Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam?
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Công giáo.
Câu 11: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh là
A. buôn bán đường biển.
B. sản xuất thủ công nghiệp.
C. sản xuất nông nghiệp.
D. buôn bán đường bộ.
Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
A. Canh tác lúa và các cây lương thực.
B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.
C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.
D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt?
A. Đáp ứng nhu cầu của người dân.
B. Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu.
C. Đem lại việc làm cho người dân.
D. Là động lực chính phát triển kinh tế.
Câu 14: Bữa ăn truyền thống của người Kinh bao gồm
A. thịt, cá, rau.
B. cơm, rau, cá.
C. cơm, thịt, hải sản.
D. ngô, khoai, sắn.
Câu 15: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu vận chuyển đồ bằng
A. gùi.
B. ô tô.
C. địu.
D. tàu hỏa.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau:
“Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, giữ vững ổn định chính trị-xã hội. Đặc biệt, truyền thống tốt đẹp "tương thân tương ái", "thương người như thể thương thân" của dân tộc càng được phát huy mạnh mẽ, thể hiện rõ nét trong những lúc khó khăn, thử thách như dịch COVID-19 hay trong phòng, chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 vừa qua.”
(Đức Tuân, Khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, Báo điện tử Chính Phủ)
a) Khối đại đoàn kết toàn dân tộc góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.
b) Truyền thống “thương người như thể thương thân” chủ yếu được thể hiện trong đời sống thường ngày hơn là trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
c) Dịch COVID-19 là minh chứng rõ nét cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.
d) Việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng để đưa đất nước vượt qua những thử thách và đạt được thành tựu mới.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây:
“Với 54 dân tộc ở Việt Nam, có 4 dân tộc là Kinh (Việt), Hoa, Chăm và Khmer có truyền thống sống ở vùng đồng bằng. Trong số này, các dân tộc Kinh (Việt), Chăm, Khmer vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, còn người Hoa thường sống bằng nghề tiểu thủ công và kinh doanh buôn bán ở khu vực đô thị. 50 dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống ở các vùng miền núi và trung du,… Một trong những đặc điểm cư trú nổi bật của các dân tộc ở Việt Nam là sự xen cư. Việc xen cư đã diễn ra từ lâu đời và đặc biệt phát triển trong những thập kỉ gần đây, dưới tác động của các yếu tố di cư, giao lưu tiếp xúc văn hóa, ngôn ngữ, hôn nhân hỗn hợp dân tộc, kinh tế thị trường”.
(Vương Xuân Tình (Chủ biên), Quan hệ tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường)
và hội nhập quốc tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2019, tr.117-118)
a) Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm và Khmer thuộc nhóm dân tộc đa số.
b) Địa bàn cư trú của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm và Khmer có sự khác biệt so với địa bàn cư trú của các dân tộc còn lại trên lãnh thổ Việt Nam.
c) Trong những thập kỉ gần đây, do sự tác động của nhiều yếu tố, việc cư trú đan xen giữa các dân tộc đã bắt đầu xuất hiện và phát triển.
d) Bản chất của việc cư trú đan xen hiện nay là sự chuyển đổi địa bàn sinh sống giữa các dân tộc sinh sống ở đồng bằng với các dân tộc sinh sống ở khu vực trong du, miền núi.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................