Nội dung chính Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo bài 3: Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của Chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 3: Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của Chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai sách Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

BÀI 3: LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI SAU CHIẾN TRANH THẾ THỨ HAI

I. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT

  1. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

- Ngày 25/10/2917: cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông diễn ra, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.

→ Chính quyền Xô viết thành lập, do Lê-nin đứng đầu. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

- Chính quyền Xô viết ban hành “Sắc lệnh hòa bình”, “Sắc lệnh ruộng đất”.

- Năm 1919 – 1920: Nga chống thù trong giặc ngoài.

- Năm 1922: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập.

- Năm 1924: Hiến pháp thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

  1. Ý nghĩa sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

- Đối với trong nước:

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, nhất trí của các dân tộc Nga.

+ Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga.

+ Chủ nghĩa xã hội được xác lập trên toàn nước Nga, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này.

+ Khẳng định tính đúng đắn trong chính sách dân tộc của Lê-nin, sự cần thiết phải đoàn kết các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Liên Xô.

+ Tạo ra sức mạnh tổng hợp cho các dân tộc Nga.

- Đối với quốc tế:

+ Là chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân thuộc địa.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về mô hình xây dựng nhà nước sau khi giành được chính quyền.

II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

Thời gian

Quá trình phát triển

Trong những năm 1945 – 1949

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.

+ Công nghiệp: quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản.

- Về chính trị - xã hội: ban hành các quyền tự do, dân chủ.

Từ năm 1950 đến nửa đầu

 thập niên 1970

Đạt nhiều tiến bộ: công nghiệp hóa, điện khí hóa, phát triển nông nghiệp.

Nửa sau thập niên 1970 và trong 

thập niên 1980

Các nước Đông Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

2. Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á

Quốc gia

Quá trình mở rộng

Trung Quốc 

- Năm 1949: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi.

- Ngày 1/10/1949: nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Mông Cổ

- Năm 1924: nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ thành lập.

- Sau năm 1945: Mông Cổ tiếp tục phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Năm 1961: Mông Cổ trở thành thành viên Liên Hợp Quốc, thực hiện cải cách, phát triển kinh tế - văn hóa.

Triều Tiên

- Năm 1948: nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên thành lập.

- Sau năm 1953: Triều Tiên tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Lào

- Năm 1945: Lào tuyên bố độc lập.

- Sau năm 1975: Lào chuyển sang thời kì phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

Việt Nam

- Năm 1945: nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời.

- Từ năm 1945 đến năm 1975: Việt Nam từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Cu-ba

- Năm 1959: nước Cộng hòa Cu-ba ra đời.

- Năm 1961: Cu-ba thực hiện nhiều chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

3. Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông  u và Liên Xô

- Nguyên nhân chủ quan: 

+ Mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp, kế hoạch hóa có nhiều khiếm khuyết.

Kinh tế: không chú trọng quy luật phát triển khách quan của kinh tế hàng hóa thị trường.

Chính trị: bộ máy chính trị cồng kềnh, vi phạm nguyên tắc tập trung, dân chủ.

+ Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ.

+ Phạm sai lầm khi tiến hành cải tổ, cải cách.

- Nguyên nhân khách quan: các thế lực thù địch chống phá.

=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 3: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay