Nội dung chính Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ sách Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo
BÀI 9. CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY VÀ TRIỀU HỒ
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Chính trị
- Đất nước khủng hoảng, chính trị bất ổn.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ
Kinh tế
- Sản xuất trì trệ, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
- Đời sống của nhân dân nhất là nông nô bị bần cùng hoá.
Xã hội
- Đời sống của nhân dân cơ cực.
- Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
Đối ngoại
- Xung đột chiến tranh giữa Chăm-pa với Đại Việt.
- Ở phía Bắc, nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược.
→ Yêu cầu khách quan đặt ra cho Đại Việt:
- Phải giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng và củng cố đất nước về mọi mặt.
- Hồ Quý Ly từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra Triều Hồ (năm 1400).
2. NỘI DUNG CUỘC CẢI CÁCH
Chính trị - Hành chính:
- Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, chia nước thành các lộ và trấn, ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương.
- Dời đô về Tây Đô (Thanh Hóa), đổi Thăng Long thành Đông Đô.
Kinh tế:
- Năm 1396: ban hành tiền giấy, thay thế tiền đồng, gọi là “Thông bảo hội sao”.
- Năm 1397: đặt phép hạn điền, hạn chế ruộng tư, tăng nguồn thu cho nhà nước.
- Năm 1404: thống nhất đơn vị đo lường, cải cách thuế đinh và tô ruộng, người ít ruộng nộp thuế nhẹ đi, người không có ruộng và hạng cô quả không phải nộp thuế.
Quân sự:
- Chấn chỉnh và tăng cường quân đội, các tướng lĩnh trẻ tuổi có năng lực nắm binh quyền, tăng cường quân số .
- Kĩ thuật quân sự được cải tiến vượt bậc: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,…
Xã hội:
- Năm 1401: ban hành phép hạn nô, chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước) nhưng thân phận nô tì vẫn chưa được giải phóng.
- Năm 1403, cho đặt Quảng tế (cơ quan coi việc y tế) để chữa bệnh cho dân.
Văn hóa – giáo dục:
- Hạn chế Phật giáo, đề cao Nho giáo thực dụng, tinh thần Pháp gia.
- Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.
- Sửa đổi chế độ thi cử, mở trường học ở các lộ, phủ, châu, cấp học điền cho các địa phương. Năm 1404, nhà Hồ quy định thêm kì thi viết chữ và làm toán.
3. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA
- Kết quả, ý nghĩa: cải cách có nhiều điểm tiến bộ mang tính dân tộc.
+ Tiềm lực quốc phòng được nâng cao.
+ Xóa bỏ kinh tế điền trang của quý tộc nhà Trần, nông dân có thêm ruộng đất sản xuất.
+ Thuế khóa nhẹ hơn.
+ Văn hóa dân tộc, nhất là chữ Nôm, được đề cao.
+ Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng, mang tính thực tiễn.
- Hạn chế: cải cách còn nhiều chủ quan, nóng vội. Một số cải cách bộc lộ hạn chế, không triệt để.
+ Áp dụng pháp luật để cưỡng chế thực hiện các mục tiêu cải cách gây mất lòng dân.
+ Sai lầm trong biện pháp xây dựng quân đội, phòng thủ đất nước.
4. LẮNG NGHE LỊCH SỬ
- Thành nhà Hồ (thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu của Việt Nam dưới thời nhà Hồ), nằm trên địa phận tỉnh Thanh Hóa.
- Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.
- Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397). Đến nay, một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
- Ngày 27/6/2011, Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, được CNN đánh giá là một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới.
=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ