Nội dung chính Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII sách Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
BÀI 6: KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO Ở ĐẠI VIỆT
TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
(3 tiết)
I. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ
- Nông nghiệp
- Ở Đàng Ngoài:
+ Ruộng đất bị bỏ hoang không có người cấy.
+ Cuối thế kỉ XVII, nền nông nghiệp dần ổn định.
- Ở Đàng Trong:
+ Nông nghiệp phát triển rõ rệt.
+ Lưu vực sông Đồng Nai, sông Cửu Long là những vùng nông nghiệp trù phú nhất cả nước.
→ Hình thành tầng lớp địa chủ.
2. Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp truyền thống: gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng.
- Nghề thủ công mới (phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII): khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường trắng.
- Các làng nghề nổi tiếng:
+ Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), giấy Yên Thái (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), làm đường (Quảng Nam),…
+ Thợ thủ công lập phường, vừa sản xuất, vừa bán hàng.
3. Thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị
- Hoạt động nội thương: sự xuất hiện và hoạt động nhộn nhịp của các chợ.
+ Buôn bán trong dân phổ biến: chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi, họp theo phiên.
+ Kẻ Chợ ((Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé – Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh),…
- Hoạt động ngoại thương: hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với các quốc gia bên ngoài thông qua các cảng biển và cửa khẩu trên bộ.
+ Mua bán vũ khí với Bồ Đào Nha, Hà Lan.
+ Buôn bán tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,…
+ Gạo là mặt hàng xuất khẩu.
+ Thương nhân Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan,… xin lập phố xá, thương điếm, buôn bán lâu dài.
II. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ TÍN NGƯỠNG – TÔN GIÁO TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
- Tín ngưỡng:
+ Làng xã thờ thành hoàng, anh hùng dân tộc.
+ Gia đình thờ tổ tiên.
+ Chùa chiền và sân đình diễn ra hoạt động sinh hoạt văn hóa.
+ Đình làng được xây dựng, trùng tu.
- Tôn giáo:
+ Nho giáo được duy trì những đã suy thoái.
+ Đạo giáo, Phật giáo có điều kiện phục hồi.
+ Thiên Chúa giáo được truyền bá đến Đại Việt.