Nội dung chính Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX sách Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

CHƯƠNG 2: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

BÀI 3: TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á

TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

(2 tiết)

I. QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP CỦA TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY VÀO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Vương quốc Ma-lắc-ca, 

→ Mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Hà Lan cai trị In-đô-nê-xi-a.

-  Anh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a, phía Bắc đảo Boóc-nê-ô và Miến Điện (Mi-an-ma ngày nay).

- Pháp đô hộ lên ba nước Đông Dương.

- Tây Ban Nha, Mỹ chiếm Phi-líp-pin.

- Xiêm (Thái Lan ngày nay) vẫn giữ được độc nhưng lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY

  1. Tình hình chính trị

- Chính quyền thực dân chia một nước/ một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính.

- Triều đình phong kiến đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.

- Quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương, cử người bản xứ cai quản ở địa phương.

2. Tình hình kinh tế

- Chính quyền thực dân thực hiện chính sách:

+ Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt”.

+ Ép người dân sử dụng đất và sức lao động trồng cây công nghiệp.

- Chính quyền thực dân chú trọng đầu tư, xây dựng:

+ Đồn điền thực dân.

+ Các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Khai thác khoáng sản, đẩy mạnh nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.

+ Hệ thống đường sắt, đường bộ, bến cảng.

3. Tình hình văn hóa – xã hội

- Chính sách thống trị: Nền thống trị với sự kì thị chủng tộc, chính sách ngu dân được áp đặt.

- Giai cấp, tầng lớp:

+ Các giai cấp cũ (địa chủ, nông dân) vẫn tồn tại nhưng bị phân hóa.

+ Một số tầng lớp mới xuất hiện, có địa vị xã hội, thái độ, tinh thần dân tộc khác nhau:

  • Tư sản dân tộc.
  • Trí thức mới.
  • Tiểu tư sản.
  • Công nhân.

- Sự du nhập văn hóa phương Tây:

+ Công trình kiến trúc, nghệ thuật mang phong cách phương Tây.

+ Tôn giáo, luật pháp, giáo dục được truyền bá để phục vụ nền cai trị của chính quyền thực dân. 

→ Trên cơ tầng văn hóa bản địa, các quốc gia Đông Nam Á có cơ hội tiếp thu các yếu tố văn hóa khác nhau từ văn hóa phương Tây, tạo nên sự đa dạng về văn hóa.

III. CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG ÁCH ĐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY Ở ĐÔNG NAM Á TỪ CUỐI THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

- Cuộc đấu tranh chống thực dân Hà Lan ở hải đảo:

Ở In-đô-nê-xi-a: 

+ Đảo Ban-đa: nhân dân chống lại chính sách độc quyền cây hương liệu. 

+ Đảo Gia-va: khởi nghĩa của hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô làm rung chuyển chế độ cai trị của thực dân Anh.

- Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, Anh ở lục địa.

+ Việt Nam: các cuộc khởi nghĩa chống Pháp diễn ra quyết liệt.

  • Khởi nghĩa của Trương Định (1862 – 1864).
  • Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực (1861 – 1868).

+ Ấn Độ: các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Anh diễn ra quyết liệt trong giai đoạn:

  • Từ năm 1824 – 1885: nhân dân Miến Điện trải qua 3 cuộc chiến đấu.
  • Sau khi trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh, nhân dân Miến Điện tiến hành chiến tranh du kích trên toàn quốc.

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay