Nội dung chính Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác sách Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 11: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

  1. SỰ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

- Cách mạng công nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thế kỉ XIX: cần một số lượng lớn người làm thuê trong công xưởng tại các đô thị.

Giai cấp công nhân dần hình thành, trở thành giai cấp chính trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

- Đời sống của giai cấp công nhân:

+ Vô cùng khốn khổ, điều kiện sống tồi tàn..

+ Lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều.

+ Không có ngoại lệ với phụ nữ và trẻ em.

Giai cấp công nhân thường xuyên nổi dậy chiến tranh.

  1. C.MÁC, PH.ĂNG-GHEN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Năm

Hoạt động chính

1842

- Biên tập và xuất bản báo chí ủng hộ phong trào công nhân.

- Tìm hiểu đời sống giai cấp công nhân

1843-1844

Liên hệ với những nhà cách mạng, tổ chức của phong trào công nhân.

Tháng 2/1848

Soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

1864-1889

Truyền bá tư tưởng chủ nghĩa xã hội khoa học trong phong trào công nhân.

  1. PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX, ĐẦU THẾ KỈ XX

Thời gian

Các hoạt động nổi bật

Tháng 6/1848

- Công nhân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa đòi tăng lương, có việc làm, thực hiện cải cách dân chủ.

- Dựng chiến lũy trên đường phố, chống lại sự đàn áp của chính quyền tư sản (22 – 25/6).

28/9/1864

Mít tinh ở Luân Đôn (Anh) có đại biểu của nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập. 

Đóng vai trò truyền bá học thuyết Mác, là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế. 

1/5/1886

- Biểu tình, bãi công, đòi ngày làm 8 giờ tại Si-ca-gô và nhiều thành phố khác tại Hoa Kỳ.

Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề.

- Quốc tế thứ hai lấy ngày 1/5 hằng năm là ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của vô sản các nước. 

1875 – 1889

Sự ra đời của nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới:

- Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875).

- Đảng Công nhân Pháp (1879).

- Nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

- Quốc tế thứ hai được thành lập (1889): thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã. 

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay