Nội dung chính Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo Bài 5 Viết: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5 Viết: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt sách Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 5. VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Khái niệm

- Tả cảnh sinh hoạt là dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tà, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

  1. Yêu cầu đối với kiểu bài tả cảnh sinh hoạt

- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.

- Tả lại cành sinh hoạt theo một trật tự hợp lí (từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể,...).

- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

- Gợi tà được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt.

- Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động,...

- Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết vể cảnh được miêu tả.

- Cấu trúc bài văn gồm ba phần:

  • Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt.
  • Thân bài: miêu tà cảnh sinh hoạt theo một trình tự hợp lí.
  • Kết bài: phát biểu suy nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.

II. PHÂN TÍCH VÍ DỤ

  1. Đoạn mở bài và kết bài của bài văn đã đáp ứng yêu cầu của bài văn tả cảnh sinh hoạt.
  • Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt chợ nổi Cái Răng.
  • Kết bài: phát biểu ấn tượn cảm xúc sau khi thăm phiên chợ nổi.
  1. Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.
  2. Bài văn gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể: các tiếng rao trên các con thuyền. Tác giả có sử dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt như so sánh, hoán dụ
  3. Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông gồm: thị giác, thính giác, xúc giác.
  4. Người viết đã đứng ở trên xuồng máy để quan sát. Xuồng máy đi trên sông nên tác giả có thể dịch chuyển, thay đổi và có thể quan sát khung cảnh chợ nổi  rõ ràng, chi tiết.

III. THỰC HÀNH

Đề bài: Hãy tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự.

- Quy trình viết gồm 3 bước:

+ Chuẩn bị trước khi biết

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay