Nội dung chính Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 10: Ôn tập cuối học kì II

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 10: Ôn tập cuối học kì II ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

ÔN TẬP

I. ÔN TẬP PHẦN ĐỌC VÀ TIẾNG VIỆT

  1. Bài tập 1

Đáp án: 1-đ, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a

  1. Bài tập 2

STT

Thể loại

Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu

1

Thơ trữ tình

Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ (cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của tác giả) qua việc chú ý phân tích và đánh giá kĩ lưỡng khả năng biểu thị ý thơ qua các phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu.

2

Tục ngữ

Lưu ý về ý nghĩa của những câu tục ngữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và nhịp điệu.

3

VB thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

- Chú ý những từ ngữ chỉ trình tự các hoạt động.

- Khi đọc, cần xem VB đã được trình bày theo cấu trúc rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ hay chưa.

- Việc sử dụng các từ ngữ miêu tả, hình ảnh minh họa đã hợp lí hay chưa.

- Cách triển khai trong VB như thế nào? Đã thể hiện được mối quan hệ với mục đích VB chưa?

4

VB nghị luận về một vấn đề trong đời sống

- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

5

Truyện khoa học viễn tưởng

- Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

- Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.

- Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại và những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định.

- Nhân vật: người ngoài hành tinh, quát vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh co khả năng sáng tạo,…

  1. Bài tập 3

Bài học

Thể loại

Tên VB, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II)

Bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng

6

VB nghị luận

Đừng từ bỏ cố gắng

Việc đọc thêm các VB đọc hiểu giúp em có thêm những kiến thức, kinh nghiệm về đời sống hơn. Đồng thời, cũng đem lại nhiều bài học để em có thể áp dụng được trong cuộc sống đời thường.

7

VB thuộc thể loại khác

Nhũng kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

8

VB thông tin

Kéo co

9

Truyện (bao gồm truyện khoa học viễn tưởng)

Một ngày của Ích-chi-an

10

Thơ trữ tình

Mẹ

  1. Bài tập 4
  2. Câu thơ ngắt nhịp 3/2/3, gieo vần ông, a, ang giúp cho các câu thơ có nhịp điệu, làm bức tranh về làng chài cá trở nên sinh động hơn.
  3. Tác giả đã khắc họa hình ảnh về một bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm, thể hiện tình yêu thương gắn bó với quê hương mình của tác giả.
  4. Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động.
  5. Bài tập 5

+ Điểm chung của hai văn bản: đều thể hiện rõ ý kiến, quan điểm của các tác giả - đối với vấn đề cần bàn luận (việc đọc sách và tự học).

+ Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống nhằm thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận rây ràng hơn. Đồng thời, việc trình bày những lí lẽ, bằng chứng sẽ thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

  1. Bài tập 6
  2. Ý muốn chỉ về vẻ đẹp của con người. Người xưa đề cao việc chăm sóc răng và tóc đến mức chỉ nhìn vào đấy là có thể đánh giá được nhan sắc, thậm chí cả tính cách nữa.
  3. Ý chỉ về ý nghĩa sâu sắc: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.
  4. Ý chỉ câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người
  5. Bài tập 7

+ Những dấu hiệu giúp em nhận biết Trò chơi cướp cờ và Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

     - VB được trình bày theo bố cục rõ ràng, mạch lạc.

     - Các đề mục được chia cụ thể: ví dụ (1, 2, 3; a, b, c)

     - Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: dùng hình ảnh minh họa.

+ Để đạt được mục đích, hai VB ấy đã sử dụng các triển khai thông tin theo trình tự thời gian.

  1. Bài tập 8

Những dấu hiệu của truyện khoa học viễn tưởng:

+ Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

+ Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.

+ Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại và những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định.

+ Nhân vật: người ngoài hành tinh, quát vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh co khả năng sáng tạo,…

+ Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn quá khứ, hiện tại, tương lai; không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển,…

  1. Bài tập 9
  2. Trong trường hợp (2) sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh sẽ giúp câu văn biểu đạt một cách nhẹ nhàng tế nhị hơn câu ở trường hợp (1).
  3. Trong trường hợp (2) sử dụng biện pháp nói quá sẽ giúp câu văn biểu đạt nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu hơn so với câu ở trường hợp (2)

Số từ ở câu b (một trăm mét) biểu thị số lượng.

  1. Bài tập 10
  2. Phép nối: từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, căng đến gần.
  3. Câu (2) sử dụng phép mở rộng thành phần chính và trạng ngữ có tác dụng làm rõ cảnh vật về những hiện tượng có ở trong câu. So với câu (1), câu (2) giúp người đọc có thể hình dung ra cảnh vật một cách rõ ràng và tăng phần sinh động thêm cho câu văn.
  4. Việc sử dụng thành ngữ "liên chi hồ điệp" có tác dụng ý chỉ cho việc đàn chim bay lên nhiều vô kể, cứ nối tiếp nhau không ngùng.
  5. Từ "tua tủa" trong bài được hiểu ở đây là rất nhiều con chim bay lên.

Nghĩa của từ "tua tủa" trong ngữ cảnh này có điểm giống với nghĩa trong từ điển là đều thể hiện sự nhiều, khác ở điểm là nghĩa trong từ điển được hiểu là gọi tả dáng chia ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn, gây cảm giác ghê sợ.

Ví dụ: Bờ tưởng cắm mảnh chai tua tủa.

II. ÔN TẬP PHẦN VIẾT, NÓI VÀ NGHE

  1. Bài tập 11

+ Quy trình viết gồm các bước:

  • Bước 1: Định hướng văn bản
  • Bước 2: Xây dựng bố cục
  • Bước 3: Diễn đạt các ý ghi trong bố cục
  • Bước 4: Kiểm tra lại.

+ Ý nghĩa của việc tạo lập văn bản:

  • Người nói (viết) muốn trình bày sự vật, sự việc và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình.
  • Người nghe (đọc) hiểu được sự vật, sự việc, tâm tư, tình cảm của người nói.
  1. Bài tập 12

 

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Văn biểu cảm về con người

Yêu cầu về nội dung

- Nêu rõ sự việc có vấn đề cần nghị luận: Cần tập trung giới thiệu và nêu rõ phải Long vấn đề chính cần nghị luận và tập trung vào vấn đề này.

- Phân tích đúng – sai: Là cách thể hiện Luâ sự nhìn nhận, đánh giá của mình về vấn đề cần nghị luận. Phải chỉ ra được những việc đúng – sai, lợi – hại, tiêu cực điểm - tích cực trong hiện tượng đó.

- Chỉ ra nguyên nhân: Khi đã phân tích những điểm đúng – sai về hiện tượng hay sự việc đó thì các bạn cần đưa ra các nguyên nhân và lý giải được đó là nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động.

- Bày tỏ thái độ: Bày tỏ về tư tưởng, ý kiến riêng của chính mình về vấn đề dó nhưng phải dựa trên cơ sở khách quan là lý lẽ và dẫn chứng phải thuyết phục được người đọc, người nghe.

- Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm, cảm nghĩ, ấn tượng của em về người đó.

- Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc: hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói,… qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc.

- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết.

- Sự gắn bó của người ấy với bản thân em.

- Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng, tưởng tượng hướng đến tương lai.

Yêu cầu về hình thức

- Bố cục phải mạch lạc: Bài nghị luận phải chia rõ bố cục gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài và các ý phải sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực: Luận cứ là những dẫn chứng, lý lẽ mà mình đưa ra để chứng minh cho luận diểm đó. Dẫn chứng phải có tính xác thực hay được trích dẫn từ những nguồn đáng tin.

- Lập luận hợp lí: Có thể sử dụng nhiều phương pháp lập luận như chứng minh, so sánh, đánh giá,… để tạo hiệu quả cao nhất.

- Lời văn chính xác, đanh thép, mạnh mẽ, nhưng văn nghị luận phải nói lý, trong lý cần phải có tình. Có thể diễn đạt các biện pháp tu từ, hình ảnh để thêm sinh động.

- Bố cục phải mạch lạc: Bài nghị luận phải chia rõ bố cục gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài và các ý phải sắp xếp theo trình tự hợp lý.

- Văn bản được thể hiện dưới dạng tùy bút, ghi lại những cảm nhận của tác giả.

- Biểu cảm kết hợp với miêu tả.

  1. Bài tập 13

Viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu.

+ Địa điểm, thời gian xảy ra sự việc.

+ Những người có liên quan đến sự việc.

+ Trình tự, diễn biến sự việc.

+ Nguyên nhân sự việc.

+ Mức độ thiệt hại (nếu có).

+ Trách nhiệm của người viết trong trường hợp sự việc đó gây ra hậu quả.

  1. Bài tập 14

Phương diện tóm tắt

Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ

Vấn đề cần bàn luận

Vai trò quan trọng của sự tha thứ trong đời sống của con người.

Ý kiến của người viết

Sự tha thứ có vai trò quan trọng trong đời sống của con người

Lí lẽ

- Lí lẽ 1: sự tha thứ là món quà quý giá mà chúng ta tặng cho người khác và cho chính mình.

- Lí lẽ 2: sự tha thứ giúp chúng ta buông bỏ thù hận, sự cố chấp và định kiến để từ đó tìm thấy sự bình an, thanh thản trong tâm hồn.

Bằng chứng

- Bằng chứng 1: trại giam Gia Trung (Gia Lai) đã tổ chức phong trào viết thư với chủ đề "Gửi lời xin lỗi".

- Bằng chứng 2: Quan điểm của nhà văn Gu-i-li-am A-thơ-rơ Gu-ơ-rơ: "Cuộc sống nếu không có sự tha thứ thì chỉ là tù ngục".

Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung

- Tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ...sẵn lòng tạo điều kiện để người mắc lỗi sửa sai.

- Tuy thế, ta cần phải tránh nhầm lẫn tha thứ với dễ dãi, dung túng cho cái sai, cái ác,… giá tri tích cực để hàn gắn quá khứ.

  1. Bài tập 15

Để có một bài trình bày hấp dẫn, người nói cần lưu ý:

+ Chú ý phần mở đầu và phần kết thúc.

+ Chú ý những phần được lặp đi lặp lại trong thân bài.

+ Chú ý tốc độ nói, giọng nói cần phù hợp với nội dung văn bản.

+ Chú ý từ khóa của bài nói, nhấn mạnh điểm cần thiết.

+ Kết hợp lắng nghe và ghi chép, tiếp thu ý kiến phản biện.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay