Nội dung chính Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 1: Thực hành tiếng Việt

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Thực hành tiếng Việt sách ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. LÝ THUYẾT

  1. Phó từ chuyên đi kèm trước danh từ
  2. Phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ

- Phó từ đứng trước động từ, tính từ

- Phó từ đứng sau động từ, tính từ

* Lưu ý khi sử dụng phó từ trong quá trình đọc, viết, nói và nghe:

- Khi nói và viết, nên dùng phó từ ở trước/ sau động từ, tính từ để làm cho sự vật, hiện tượng được nêu ở danh từ và hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất dược nêu ở động từ, tính từ trở nên rõ nghĩa hơn. Đó cũng là cách mở rộng thành phần câu, làm cho thông tin của câu trở nên cụ thể hơn.

- Khi đọc và nghe, cần chú ý đến các phó từ đứng trước danh từ để biết được số lượng của sự vật và các phó từ đứng trước/ sau động từ, tính từ và biết các thông tin về mức độ, quan hệ thời gian, sự phủ định,… của hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

  1. Bài tập 1

Câu

Phó từ

Ý nghĩa bổ sung

a

chưa

Bổ sung cho động từ gieo, ý nghĩa: phủ định.

b

đã

Bổ sung cho động từ thì thầm, ý nghĩa: thời gian.

c

vẫn

Vẫn bổ sung cho động từ còn, ý nghĩa: biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn như trước, không có gì thay đổi vào thời điểm được nói đến của trạng thái.

đã

Đã bổ sung cho động từ với, ý nghĩa: thời gian.

cũng

Cũng bổ sung cho động từ bớt, ý nghĩa: biểu thị ý khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái.

d

hay

Hay bổ sung cho động từ nhắm, ý nghĩa: thường xuyên.

được

Được bổ sung cho động từ đoán, ý nghĩa: biểu thị việc vừa nói đến đã đạt kết quả.

lắm

Lắm bổ sung cho tính từ tiến bộ, ý nghĩa: mức độ.

những

Những bổ sung cho danh từ buổi chiều, bông hoa, ý nghĩa: số lượng.

một

Một bổ sung cho danh từ hôm, ý nghĩa: số lượng.

đ

vẫn

Vẫn bổ sung cho động từ giúp, ý nghĩa: tiếp tục, tiếp diễn.

những

Những bổ sung cho danh từ lúc, ý nghĩa: số lượng.

chỉ

Chỉ bổ sung cho động từ khuây khỏa, ý nghĩa: giới hạn phạm vi.

lại

Lại bổ sung cho động từ đứng, ý nghĩa: lặp lại, tái diễn.

e

mọi

Mọi bổ sung cho danh từ tiếng, ý nghĩa: số lượng.

đều

Đều bổ sung cho tính từ vô ích, ý nghĩa: đồng nhất về tính chất của nhiều đối tượng.

  1. Bài tập 2

Câu

Phó từ

Ý nghĩa bổ sung cho động từ/ tính từ

a

sẽ

Bổ sung cho động từ lớn, ý nghĩa: thời gian (biểu thị sự việc, hiện tượng được nói đến xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói).

b

đã

Bổ sung cho động từ về, ý nghĩa: thời gian (biểu thị sự việc, hiện tượng được nói đến xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được xem là mốc).

c

cũng

Bổ sung cho động từ cho, ý nghĩa: biểu thị ý khẳng định vé một sự giống nhau của hoạt động.

d

quá

Quá bổ sung cho động từ quen, ý nghĩa: đến mức độ được đánh giá là cao hơn hẳn mức bình thường.

được

Được bổ sung cho động từ xa rời, ý nghĩa: biểu thị việc vừa nói đến đã đạt kết quả.

  1. Bài tập 3
  2. Trời tối.

=> Trời đã tối. (bổ sung ý nghĩa về thời gian của hiện tượng).

=> Trời sắp tối. (bổ sung ý nghĩa về thời gian của hiện tượng).

=> Trời tối quá! (bổ sung ý nghĩa về mức độ của hiện tượng và ý nghĩa tình thái)

=> Trời rất tối. (bổ sung mức độ tối của hiện tượng).

  1. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân.

=> Bọn trẻ đang đá bóng ngoài sân. (bổ sung ý nghĩa tiếp diễn của hành động)

=> Bọn trẻ đã đá bóng ngoài sân. (bổ sung ý nghĩa về việc đã xảy ra của hành động)

=> Bọn trẻ vẫn đá bóng ngoài sân. (bổ sung ý nghĩa đã xảy ra và tiếp diễn của hành động)

=> Bọn trẻ còn đá bóng ngoài sân. (bổ sung ý nghĩa tiếp diễn và sắp sửa kết thúc của hành động).

=> Bọn trẻ không đá bóng ngoài sân. (bổ sung ý nghĩa phủ định của hành động).

  1. Bài tập 4

Biện pháp nhân hóa (thì thầm). Tác dụng: làm cho hình ảnh hạt mầm hiện lên sống động, đồng thời cho ta thấy, trong cảm nhận của tác giả, trong cảm nhận của tác giả, hạt mầm được xem như con người.

Biện pháp ẩn dụ (giọt sữa). Tác dụng: góp phần khắc họa sinh động, gợi tả hình ảnh hạt mầm mới nhú có hình dáng và màu trắng đuc như giọt sữa đồng thời thể hiện cái nhìn thương yêu, trìu mến của tác giả dành cho hạt mầm.

  1. Bài tập 5

+ “phả” => gợi được sự lan tỏa thành luồng của hương ổi.

+ “tỏa” => chỉ gợi được sự lan truyền ra khắp xung quanh của hương ổi.

+ “quyện” =>gợi sự bện chặt, xoắn lại thành một khối không thể tách rời của hương ổigió se.

  1. Bài tập 6

- Căn cứ để xác định:

+ (1) Trước câu thơ Sông được lúc dềnh dàng có từ chùng chình vốn là từ diễn tả hành động cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian.

+ (2) Sau câu thơ Sông được lúc dềnh dàng có từ vội vã, là từ miêu tả trạng thái rất vội, hết sức muốn tranh thủ thời gian cho kịp.

=> Tóm lại trong đoạn thơ có nhiều từ miêu tả ý nghĩa liên quan đến thời gian. Vì vậy, nghĩa của từ dềnh dàng trong đoạn thơ này nên được hiểu theo nghĩa thứ nhất.

=> Giáo án tiết: Thực hành tiếng việt trang 19

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay