Nội dung chính Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 2: Những cái nhìn hạn hẹp

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Những cái nhìn hạn hẹp sách ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

VĂN BẢN 1. NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG, THẦY BÓI XEM VOI

I. TÌM HIỂU CHUNG

- Bảng so sánh nội dung, đề tài, tình huống trong hai văn bản Ếch ngồi đáy giếngThầy bói xem voi (đính kèm bên dưới hoạt động).

  1. Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu... vị chúa tể: Ếch khi ở trong giếng.

+ Phần 2: Phần còn lại: Ếch khi ra khỏi giếng.

  1. Văn bản “Thầy bói xem voi”

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu... sờ đuôi: Các thầy bói xem voi.

+ Phần 2: Tiếp... chổi sể cùn: Các thầy bói phán về voi.

+ Phần 3: Phần còn lại: Hậu quả của việc xem và phán về voi.

Bảng so sánh nội dung, đề tài, tình huống trong hai văn bản 

Ếch ngồi đáy giếngThầy bói xem voi

Văn bản

Ếch ngồi đáy giếng

Thầy bói xem voi

Tóm tắt nội dung

Một con ếch sống dưới đáy giếng nhìn bầu trời trêu cao, tưởng trời chỉ là cái vung. Đã thế, mỗi khi cất tiếng kêu, thấy các con vật bé nhỏ xung quanh đều khiếp sợ, ếch ta tưởng mình là chúa tể thế giới Lên mặt đất, ếch ta quen thói, vẫn nhâng nháo, nghênh ngang và bị một con trâu dẫm chết.

Năm ông thầy bói mù góp tiền cho người quản tượng xem voi. Mỗi ông chỉ sờ được một bộ phận của con voi rồi đưa ra kết luận của mình. Ông sờ vòi ví con voi với “con đỉa”; ông sờ ngà ví con với vàng “cái đòn càn”, ông sờ tai vi con voi với “cái quạt thóc”, ông sờ chân ví con voi với “cái cột đình ; ông sờ đuôi ví con coi với  “cái chổi sể”. Không ai chiu ai dẫn dền xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.

Đề tài

Cái nhìn, nhận thức của con người.

Tình huống

Bị nước đẩy lên mặt đất, ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” vẫn quen thói nhâng nháo tự phụ, xem bầu trời là cái vung và bản thân là chúa tể nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Năm ông thầy bói mù rủ nhau “xem voi”; mỗi ông chỉ sờ được một phần cơ thể con voi, nhưng ai cũng tin chỉ có mình miêu tả đúng về con voi dẫn đến xô xát, đánh nhau ( => bộc lộ tác hại của lối nhận thức phiến diện về sự vật).

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

  1. Văn bản Ếch ngồi đáy giếng
  2. Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng

- Không gian:

+ Nhỏ bé, chật hẹp, không có sự thay đổi;

+ Xung quanh chỉ có một vài con nhái, cua, ốc nhỏ,...

- Thời gian: sống lâu ngày.

- Vị thế, thái độ của ếch: oai như một vị chúa tể, coi trời bằng vung.

=> Cuộc sống chật hẹp, trì trệ, đơn giản.

  1. Ếch ra khỏi giếng

- Sự kiện: mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài.

- Không gian: mở rộng, có thể đi lại khắp nơi.

- Thái độ của ếch: vẫn giữ thái độ cũ, nhâng nháo nhìn bầu trời, không để ý xung quanh.

- Kết cục: Bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

  1. Văn bản Thầy bói xem voi
  2. Các thầy bói xem voi

- Hoàn cảnh: bị mù, ế hàng.

- Chuyện gẫu: chưa biết hình thù con voi => xuất phát chỉ từ việc nói chuyện linh tinh cho qua thời gian.

- Cách xem: dùng tay để sờ, mỗi người sờ một bộ phận=> giễu cợt hình ảnh các thầy bói.

  1. Nhận xét về voi và thái độ của các thầy bói

- Nhận xét: Voi giống:

+ Con đỉa

+ Cái đòn càn

+ Cái quạt thóc

+ Cái cột đình

+ Cái chổi sể cùn

=> Nhận xét mang tính bộ phận, phiến diện, không đầy đủ.

- Thái độ:

+ Tin những gì mình thấy

+ Không lắng nghe ý kiến của của người khác => Phản bác.

=> Bảo thủ

  1. Kết cục

- Không biết được hình thù con voi.

- Đánh nhau toác đầu chảy máu (phóng đại: tô đậm sự sai lầm và thái độ bảo thủ, phiến diện của các thầy bói).

III. TỔNG KẾT

  1. Nghệ thuật

- Bảng đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn qua văn bản Ếch ngồi đáy giếngThầy bói xem voi. (đính kèm bên dưới hoạt động).

- Với Ếch ngồi đáy giếng: Ngắn gọn, mượn chuyện loài vật để nói điều khuyên răn bổ ích với con người.

- Với Thầy bói xem voi: Mượn chuyện không bình thường của con người để khuyên răn người đời bài học sâu sắc.

  1. Nội dung – ý nghĩa

- Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

- Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Ếch ngồi đáy giếng

Thầy bói xem voi

Đặc điểm của nhân vật truyện ngụ ngôn

Loài vật

Con người

Là loài vật, đồ vật, con người.

Con ếch và các con vật nhỏ bé sống trong đáy giếng.

Năm ông thầy bói mù.

Không có tên riêng, được gọi bằng danh từ chung.

Hành động và tiếng kêu với hàng loạt biểu hiện hàm chứa lời nhắc nhở, bài học đối với người đọc, người nghe.

Ví dụ: Không nên ngộ nhận về bản thân; mang lối sống, cách nhìn, cách hành xử vào hoàn cảnh môi trường mới thì có thể tự chuốc lấy tai họa.

Hành động “xem voi” và những lời cãi vã gàn dở ẩn chứa bài học về cách nhận thức sự vật.

Ví dụ: Cần xem xét sự vật một cách toàn diện; cần có thái độ ý thức hợp tác, bổ sung các góc nhìn, cách nhìn trong nhận thức, tìm hiểu chân lí.

Suy nghĩ/ hành động/ lời nói... ẩn chứa những bài học sâu sắc.

=> Giáo án tiết: Văn bản 1 - Những cái nhìn hạn hẹp- Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay