Nội dung chính Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 2: Thực hành tiếng Việt

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Thực hành tiếng Việt sách ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. KHÁI NIỆM VÀ CÔNG DỤNG CỦA DẤU CHẤM LỬNG

  1. Khái niệm

- Dấu chấm lửng được kí hiệu bởi ba dấu chấm (…), còn gọi là dấu ba chấm, là một trong những loại dấu câu thường gặp trong văn viết.

  1. Công dụng

- (1) Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết khi kết hợp với dấu phẩy đứng trước nó.

- (2) Thể hiện chỗ lời nói bỏ sở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

- (3) Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

- (4) Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

- (5) Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

  • Bài tập 1

Công dụng

Trường hợp

(1)

1. a. Gấu đến gần dí mũi vào tai người này ngửi, ngửi mãi,…

(Ê-dốp, Hai người bạn đồng hành và con gấu)

1. b. Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoáng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng;…

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

2. b.

- Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là

Mày còn nói xấu ta năm ngoái…

(La Phông-ten, Chó sói và chiên con)

(2)

1. c. Bác tai gật đầu lia lịa:

- Phải, phải,… Bác sẽ đi với các cháu!

(Chân, tay, tai, mắt, miệng)

1. e. Tôi quắc mắt:

- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

- Thưa anh, thế thì… hừ hừ… em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

2. a.

- Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận,

Xét lại cho tường tận kẻo mà…

(La Phông-ten, Chó sói và chiên con)

(3)

x

(4)

x

(5)

1. đ. Ò… ó… o…

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

(Sọ Dừa)

  • Bài tập 2

+ Dấu chấm lửng được sử dụng trong hai đoạn thơ ở BT2 không cùng một loại công dụng.

+ Việc sử dụng dấu chấm lửng như vậy giúp ích cho sự thể hiện cách nói năng của mỗi nhân vật:

▪       Chiên con: Thể hiện được sự sợ hãi, không dám nói hết.

▪       Sói: Cố tình tìm cớ đủ đường để ăn thịt được chiên con.

  • Bài tập 3

* So sánh a1 và a2

 

a1

a2

Tương đồng

Cùng diễn đạt một nội dung.

Khác biệt

Không có dấu chấm lửng.

Có dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, mang tính châm biếm (chỉ là ếch mà tưởng mình là chúa tể).

* So sánh b1 và b2

 

b1

b2

Tương đồng

Cùng diễn đạt một nội dung.

Khác biệt

Không có dấu chấm lửng.

Có dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, hay hài hước (bầu trời vẫn là chính nó mà không thể là một cái gì khác).

* Nhận xét:

- Cách diễn đạt a1, b1 là cách diễn đạt thuần kể chuyện.

- Cách diễn đạt a2, b2 là cách diễn đạt đã thêm thắt cảm xúc của người kể chuyện, định hướng cách cảm nhận ở người đọc.

  • Bài tập 4

Công dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn văn a. và b. đều là biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

  • Bài tập 5

Bảng so sánh công dụng của dấu chấm lửng ở BT 4 và BT 5.

 

BT 4

BT 5

Giống nhau

Đều có dấu chấm lửng biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

Khác nhau

Chỉ có dấu chấm lửng biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

Ở trường hợp (b), dấu chấm lửng còn có công dụng mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay