Nội dung chính Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 2: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử sách ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

VIẾT. VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT HOẶC SỰ KIỆN LỊCH SỬ

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Định nghĩa

- Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử là kiểu văn bản thuật lại một sự việc có thật nhằm giúp người đọc hiểu về sự việc, qua đó hiểu về nhân vật/ sự kiện lịch sử có liên quan.

  1. Yêu cầu đối với kiểu bài

- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.

- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí.

- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện.

- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết.

- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên.

- Bố cục bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài: giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.

+ Thân bài: thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật/ sự kiện lịch sử; kết hợp kể chuyện với miêu tả.

+ Kết bài: khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.

II. PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN

  1. Đoạn mở bài đã nêu được sự việc vào tháng 9 năm ngoài, lớp của tác giả đến thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) dự lễ hội tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
  2. Phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc, sự kiện:

- Sự việc:

+ Khi đứng trước đền

+ Từ sáng sớm, dòng người đổ về thắp hương, dâng lễ trong niềm tưởng nhứo bậc tiền nhân.

+ Ban tổ chức đọc bài diễn văn tưởng niệm Nguyễn Trung Trực, nhắc lại hình ảnh của ông từ khi còn nhỏ đến khi trở thành thủ lĩnh trong công cuộc chống giặc, cứu nước với những chiến công.

- Sự kiện: Các sự kiện về chiến công của Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân: đốt cháy tàu Ét-xơ-pe-răng-xơ (L’Espérance) của thực dân Pháp tại vàm sông Nhựt Tảo vào ngày 10/12/1861; đánh úp thành công đồn Kiên Giang ngày 16/6/1868;...

  1. Người viết đã kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện: miêu tả tính chất của buổi lễ tưởng niệm Nguyễn Trung Trực cũng như tính chất các trận đánh của ông.
  2. Nội dung đoạn kết bài là khẳng định lại ý nghĩa của lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực hằng năm ở Rạch Giá (Kiên Giang).

III. VIẾT THEO QUY TRÌNH

Bước 1: Chọn đề tài (sự việc) cho bài viết thuật lại sự việc

Bước 2: Tìm ý tưởng liên quan đến bối cảnh, không gian, thời gian, các chứng tích, nhân chứng.

Bước 3: Lập dàn ý

Bước 4: Viết bài

Bước 5: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay