Nội dung chính Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 7: Thực hành Tiếng Việt
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Thực hành Tiếng Việt chương ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. LÝ THUYẾT
- Đặc điểm, chức năng của thành ngữ, tục ngữ
- Khái niệm thành ngữ: là một tập hợp từ cố định. Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.
- Đặc điểm thành ngữ: Làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc; có thể làm thành bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ.
- Đặc điểm tục ngữ: Diễn đạt trọn vẹn một ý (một nhận xét, một kinh nghiệm); được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm.
- Nói quá, nói giảm nói tránh
- Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
- Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
II. THỰC HÀNH
- Đặc điểm, chức năng của thành ngữ
1.1. Bài tập xác định thành ngữ thuộc các thành phần trong câu
- Được 10 điểm kiểm tra môn Toán, nó vui như Tết (thuộc vị ngữ của câu)
- Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi (thuộc vị ngữ của câu)
- Khi tối lửa tắt đèn, họ luôn giúp đỡ lẫn nhau (thuộc trạng ngữ, làm thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho “khi”).
1.2. Bài tập nhận diện thành ngữ, tục ngữ
- Thành ngữ: ếch ngồi đáy giếng, đẹp như tiên
- Tục ngữ: uống nước nhớ nguồn, người ta là hoa đất, cái nết đánh chết cái đẹp
1.3. Bài tập đặt câu sử dụng thành ngữ
- Hai anh em Nam giống nhau như hai giọt nước
- Da cô ấy trắng như tuyết
- Nói với nó giống như nước đổ đầu vịt vậy.
- Biện pháp nói quá
- Trò chơi “Vua thành ngữ”:
+ Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn: Ý muốn nói làm được tất cả mọi việc nếu như vợ và chồng cùng đồng lòng.
+ Đen như cột nhà cháy: Ý muốn nói rất đen.
+ Thét ra lửa: Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo.
- Câu tục ngữ “Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng. Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối” sử dụng biện pháp tu từ nói quá, có tác dụng nhấn mạnh, làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
- Biện pháp nói giảm nói tránh
+ Cách diễn đạt “về với Thượng đế chí nhân” đồng nghĩa với “chết”. Ở đây, cô bé bán diêm không nói “chết” để tránh cảm giác quá đau buồn.
+ Đây là biện pháp nói giảm nói tránh, biện pháp này có tác dụng tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề.
- Biện pháp so sánh
- Đoạn trích trên có rất nhiều hình ảnh so sánh:
+ Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông.
+ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng.
+ Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa.
+ đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám.
+ to như con ngỗng.
- Tác dụng biện pháp so sánh: Làm cho đối tượng được miêu tả (thiên nhiên) trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc.
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt trang 35