Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức: Ôn tập cuối học kì 1
Hệ thống kiến thức trọng tâm Ôn tập cuối học kì 1 sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
1. ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN
Bài | Văn bản | Tác giả | Thể loại | Đặc điểm nổi bật | |
1. Bầu trời tuổi thơ 2. Khúc nhạc tâm hồn 3. Cội nguồn yêu thương 4. Giai điệu đất nước 5. Màu sắc trăm miền | Bầy chim chìa vôi Đồng dao mùa xuân Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Mùa xuân nho nhỏ Chuyện cơm hến | Nguyễn Quang Thiều Nguyễn Khoa Điềm Nguyễn Ngọc Thuần Thanh Hải Hoàng Phủ Ngọc Tường | Truyện ngắn Thơ bốn chữ Truyện ngắn Thơ năm chữ Tản văn | Nội dung | Nghệ thuật |
Thông qua cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon, ta thấy được tuổi thơ và tình cảm mà hai anh em dành cho chim chìa vôi Bài thơ là tình cảm trân trọng của tác giả dành cho người lính và cuộc đời người lính. Thông qua văn bản, người đọc thấy người cha dạy cho con mình cách sống nhân hậu và cách trân trọng tình cảm hay những món quà mà người khác dành tặng cho mình. Bài thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho đời. Bài tản văn thể hiện niềm tự hào, cảm xúc yêu mến và trân trọng món ăn quê hương: cơm hến của tác giả | - Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc - Hình ảnh sinh động, gợi cảm - Thể thơ chan chữ với cách gieo vần, ngắt nhịp hợp lí - Hình ảnh thơ sinh động, gợi cảm - Lời văn nhẹ nhàng, tinh tế - Từ ngữ, hình ảnh sinh động, gợi cảm - Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sáng và ẩn dụ sáng tạo - Ngôn ngữ tinh tế, trong sáng, nhẹ nhàng - Sử dụng từ ngữ địa phương cùng nhiều hình ảnh thơ chân th |
2. CÁC KIỂU BÀI VĂN ĐÃ HỌC
Kiểu bài | Yêu cầu |
Kiểu bài tóm tắt văn bản | - Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc. - Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc. - Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc. - Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt. |
Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ |
|
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ | * Nội dung: - Giới thiệu được tên bài thơ và tác giả bài thơ. Nêu được cảm xúc chung về bài thơ. - Nêu được ấn tượng, cảm xúc về những nét nghệ thuật độc đáo, đặc biệt chú ý đến tác dụng của thể thơ bốn chữ, năm chữ trong việc góp phẩn tạo nên nét riêng, giá trị của bài thơ. Từ đó, nêu được những cảm nghĩ về nội dung của bài thơ. * Hình thức: - Trình bày đúng hình thức đoạn văn: Chữ đầu lùi đầu dòng và viết hoa, kết thúc đoạn ở chỗ xuống dòng. Các câu trong đoạn có sự liên kết cả về nội dung và hình thức. |
Phân tích đặc điểm nhân vật | - Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học. - Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm. - Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. - Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật. |
Phân tích đặc điểm nhân vật | - Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó. - Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em. - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến. - Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc. |
Viết văn bản tường trình. | Thể thức cùa văn bàn tường trình
|
3. ÔN TẬP PHẦN NÓI VÀ NGHE
Bài | Nói và nghe |
Bầu trời tuổi thơ | Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm |
Khúc nhạc tâm hồn | Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ TP văn học) |
Cội nguồn yêu thương | Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) |
Giai điệu đất nước | Trình bày ý kiến về hững hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng |
Màu sắc trăm miền | Trình bày ý kiến về một vấn đề văn hóa truyền thống trong XH hiện đại |
4. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
Bài | Kiến thức tiếng Việt |
Bài 1: Bầu trời tuổi thơ Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn Bài 3: Cội nguồn yêu thương Bài 4: Giai điệu đất nước Bài 5: Màu sắc trăm miền | 1. Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ - Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,... Ví dụ: - Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành. - Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành. Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu. 2. Từ láy: - Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình. - Ví dụ: Lấp lánh, tròn trịa, lung linh, lan man,… 3. Mở rộng thành phần chính của câu câu bằng cụm từ - Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng các cụm từ. Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ giúp cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng. - Ví dụ: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái. 1. Biện pháp tu từ - Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm. Ví dụ: - Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh: “Áo bào thay chiếu anh về đất” 2. Nghĩa của từ: - Nghĩa của từ là nội dung (sự việc, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị - Ví dụ: Cây + Hình thức: là từ đơn, chỉ có một tiếng + Nội dung: Chỉ một loài thực vật 1. Số từ - Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật trong hiện thực khách quan. - Ví dụ: hai, ba, chan, … 2. Phó từ: - Phó từ các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu. - Ví dụ: đã, sắp, từng… 1. Nghĩa của từ ngữ - Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị. - Ví dụ: + Tổ tiên: Các thế hệ đi trước (cụ kị, cha ông...). + Sính lễ: Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới. 2. Dấu câu - Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau. - Mười dấu câu thường dùng là: Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than (chấm cảm), dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc kép, chấm lửng (ba chấm). + Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật. + Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn. + Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cảm thán. + Dấu phẩy: được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu + Dấu chấm lửng: được dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự còn chưa liệt kê hết; thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị một nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. + Dấu chấm phẩy được dùng để: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. + Dấu gạch ngang có công dụng: Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; nối các từ trong một liên danh. + Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). + Dấu hai chấm dùng để: Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang). + Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn. - Ví dụ: * Dấu ngoặc đơn: - Bạn Hòa (Lớp trưởng lớp tôi) học rất giỏi. * Dấu hai chấm: - Tôi có rất nhiều đồ chơi : búp bê, lật đật và ô tô. 3. Biện pháp tu từ - Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm. Ví dụ: - Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh: “Áo bào thay chiếu anh về đất” Từ ngữ địa phương - Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. - Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân. - Ví dụ: u, tía, thơm, ghe, rứa, … |
5. LUYỆN TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Đọc
Câu 1. D Câu 2. C
Câu 1.
Câu 2. Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi. Nhân vật “tôi” bỗng nghe tiếng động cơ gào rú rung trời. Ba chiếc tàu của giặc Pháp bay vút qua bên trên khu rừng chỗ nhân vật “tôi”, lửa và súng đạn liên thanh. Rồi bom nổ, chuyển động cả vùng rừng. Tía nuôi nhân vật tôi kêu lên là giặc đốt rừng rồi. Tía kêu tôi chạy nhưng tôi vẫn ngoái đầu lại nhìn và thấy một loạt những con thú chan chân cũng đang tranh nhau chạy… Câu 3 - Sự việc được trình bày theo trình tự thời gian của sự việc: từ trưa đến chiều. - Những từ ngữ cụ thể giúp xác định trình tự thời gian của sự việc: + Phần đầu đoạn trích miêu tả khung cảnh buổi trưa, khi An và tía nuôi lấy mật xong: Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loại hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con người dễ sinh buôn ngủ. + Phần tiếp theo kể lại sự việc An ngủ trưa và giấc ngủ kéo dài cho đến trước khi máy bay của giặc Pháp đến và tiếng nổ vang lên trong rừng: Tôi đã ngủ một giấc dài như vậy, sau khi tía con chúng tôi đã lấy mật đẩy vào hai thùng sắt tây. Câu 4 - Khi phát hiện ra bom được thả xuống, người cha rất lo lắng cho con: An ơi! Nằm xuống mau... Tía nuôi tôi chưa nói dứt câu, vội đẩy tôi nằm gí xuống cỏ; Chắc là bom lép, đừng ngóc đầu dậy nghe con!. Qua đó, có thể cảm nhận được tình yêu thương, sự che chở đầy mạnh mẽ của người cha dành cho con trong lúc hiểm nguy. - Khi phát hiện ra rừng cháy, cách thoát khỏi ngọn lửa của người cha rất khác thường: Tía nuôi tôi vất cái nón đang đội trên đẩu xuống tay chì cầm chiếc nỏ lôi tôi chạy ngược hướng gió, nơi ngọn lửa bắt đầu tràn đến chúng tôi. Chi tiết này trước hết cho thấy người cha đặc biệt am hiểu cuộc sóng trong rừng: Giặc bắt đẩu thả bom từ phía bờ sông (bom cháy) và rừng tràm đã bắt lửa rất nhanh. Gió từ phía sông đang thổi ngọn lửa vào sâu trong khu rừng. Nếu trốn ngọn lửa vừa bùng lên, chạy xuôi theo hướng gió thì lúc đấu tưởng an toàn nhưng sau sẽ không thoát được đám cháy giữa rừng. Người cha quyết định rất nhanh: chạy ngược hướng gió, chạy về phía ngọn lửa vừa bùng lên lúc ấy rất đáng sợ và nguy hiểm, nhưng làm như vậy mới có thể thoát ra khỏi đám cháy đang lan rộng. Qua đó, thấy được sự quả cảm, quyết liệt trong tính cách cùa người cha. - Khi nghe có nhiều tiếng chân chạy dồn dập trên đất, như tiếng giày khua, An tưởng có Tây (giặc Pháp) đuổi phía sau, nhưng tía khẳng định: Tây đâu mà Tây. Cứ chạy đi! Chi tiết này cho thấy rõ hơn sự am hiểu sâu sắc từng tiếng động, nhịp sống trong rừng cũng như tính cách mạnh mẽ, quả cảm và quyết đoán của người cha - tía nuôi cậu bé An. 2. Viết: Đoạn văn đảm bảo được những ý sau đây: - Luôn hết lòng yêu thương, che chở cho con trong những tình huống nguy nan nhất. - Yêu rừng, gắn bó và am hiểu sâu sắc đời sống của rừng. - Quả cảm, quyết đoán và mạnh mẽ trong mọi tình huống hiểm nguy. 3. Nói và nghe HS thực hành nói và nghe để củng cố kĩ năng tóm tắt VB truyện trên cơ sở các nội dung đã chuẩn bị, theo hướng dẩn của GV trong phạm vi phù hợp với bài ôn tập. Nếu không có điếu kiện thực hành nói và nghe ở lớp thì GV chỉ cấn yêu cấu HS chuẩn bị dàn ý bài nói. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Đọc
Câu 1. D Câu 2. C
Câu 1. Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ: - Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất: tôi yêu đất nước này, như yêu, yêu: bộc lộ trực tiếp tình cảm của nhà thơ. - Hình ảnh thơ, dòng thơ thể hiện trực tiếp tình cảm của nhà thơ với đất nước: + tôi yêu đất nước này áo rách/ căn nhà dột phên không ngăn nổi gió + như yêu cây cỏ ở trong vườn/ như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương + yêu một giọng hát hay/ có bài mái đẩy thơm hoa dại Câu 2. Hình ảnh đất nước trong cảm nhận của nhà thơ - Hình ảnh đất nước nghèo khổ, lam lũ: đất nước này áo rách/ căn nhà dột phên không ngăn nổi gió. - Hình ảnh đất nước chan chứa tình cảm yêu thương, hi vọng: vẫn yêu nhau trong từng hơi thở/ lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài/ thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai... Câu 3 - Biện pháp tu từ ẩn dụ thể hiện trong cụm từ “thương cây nhớ cội”. Hình ảnh “cây” và “cội” (gốc cây) gợi liên tưởng tới những gì gắn bó, bền chặt: “như cây với cội”, tương tự như tình cảm sâu sắc không dễ gì lay chuyển của con người. Đây là cách liên tưởng tương đồng dựa vào đặc điểm, phẩm chất của hai sự vật: sự vật cụ thể được nêu ở đây là “cây”, “cội” (gốc cây) và thế giới của những gì tương tự với “cây” và “cội” - những giá trị bền vững, gắn bó của đất nước, quê hương, con người (giống như cái cây và gốc cây không dễ rời xa mảnh đất quen thuộc của nó). Câu 4 - Đất nước hiện lên nghèo khổ, lầm than (căn nhà dột phên không ngăn nổi gió, nhưng trong thế giới đó, con người vẫn yêu nhau trong từng hơi thở - tình yêu thương sưởi ấm cuộc sống, tình người là sức mạnh để vượt qua gian khó). 2. Viết: Đoạn văn đảm bảo được những ý sau đây: - Tình yêu thương sâu sắc, bền chặt với đất nước nghèo khổ, gian khó. - Sự thấu hiểu, nâng niu và trân trọng vẻ đẹp bình dị, thân thương của sự sống, con người trên quê hương, đất nước. 3. Nói và nghe GV hướng dẫn HS trình bày cảm xúc về bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích. Để HS có thể chia sẻ cảm xúc một cách tự nhiên, hứng thú, phần trình bày cảm xúc về bài thơ, đoạn thơ có thể linh hoạt kết hợp với đọc thơ, ngâm thơ,... Sau khi đọc thơ, ngâm thơ, HS có thể trình bày ngắn gọn cảm xúc vể bài thơ, đoạn thơ mà mình chọn. |
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập học kì 1