Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 2: Gặp lá cơm nếp
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Gặp lá cơm nếp sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN. GẶP LÁ CƠM NẾP
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Tác giả
- Tên: Thanh Thảo
- Năm sinh – năm mất: 1946
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Thể loại sáng tác: thơ, trường ca. Ngoài ra ông còn viết báo, tiểu luận phê bình
- Tác phẩm tiêu biểu Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Khối vuông ru-bích (1985)…
- Tác phẩm
- Trích Dấu chân qua tràng cỏ
- Đọc văn bản
- Thể thơ: 5 chữ
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
- Đặc điểm thể thơ
- Số tiếng: 5 tiếng/dòng
- Gieo vần: Chân
- Ngắt nhịp: Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/3
- Chia khổ: 4 khổ, trong đó 1 khổ đặc biệt (khổ cuối)
- Hình ảnh người mẹ
- Hoàn cảnh: Trên đường hành quân ra mặt trận, người con gặp lá cơm nếp, hương thơm của lá đã gợi anh nhớ đến hình ảnh người mẹ thân thương bên bếp lửa nấu xôi.
=> Người con có sự tinh tế trong cảm nhận thiên nhiên, thế giới tình cảm phong phú, xúc động khi nhớ về mẹ.
- Hình ảnh người mẹ trong kí ức người con:
Để có bát xôi mùa gặt thơm mùi nếp mới là những chắt chiu dành dụm của mẹ dành cho con. Gạo nếp được đồ lên cầu kì để được thơm ngon hơn. Mẹ nhặt từng chiếc lá về để đun nên việc nấu còn khó khăn gấp bội.
=> Nhận xét:
+ Mẹ là người tần tảo, chăm lo cuộc sống gia đình.
+ Mẹ rất yêu thương các con.
+ Mẹ rất giản dị, mộc mạc, chất phác.
- Hình ảnh người lính
- Mẹ già và đất nước: người con nhắc đến nỗi nhớ thương chia đều cho cả người mẹ và đất nước => tình yêu gia đình, đất nước song hành trong tâm hồn người lính.
- Mùi vị quê hương: hương thơm của lá cơm nếp đã khiến người con nhớ đến món cơm nếp mà người mẹ nấu. Hương vị món ăn dân dã, bình vị thôn quê đã được lính xem hư biểu tượng của quê hương.
=> Tình yêu gia đình hòa quyện, gắn bó với tình yêu quê hương, đất nước.
- Tình cảm của người con:
+ Yêu thương, thấu hiểu những nỗi vất vả, tình yêu của mẹ dành cho mình.
+ Nỗi xót xa vì anh đi xa, không thể đỡ đần, sẻ chia nỗi vất vả cùng mẹ.
III. TỔNG KẾT
- Nội dung
- Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.
- Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm.
- Cách gieo vần liền đặc sắc.
- Nhịp thơ 2/3, 1/4. 3/2 linh hoạt theo từng câu.
- Thể thơ năm chữ góp phần thể hiện một cách hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con đối với quê hương, đất nước và người mẹ.
=> Giáo án tiết: Văn bản 2 gặp lá cơm nếp