Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 2: Thực hành tiếng Việt trang 42

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Thực hành tiếng Việt trang 42 sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

BIỆN PHÁP TU TỪ

I. LÝ THUYẾT

- Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói làm giảm nhẹ quy mô, tính chất của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hãy giữ phép lịch sự.

II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1

- Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thể hiện ở cụm từ “không về” được dùng với nghĩa “đã hi sinh”, “đã mất”.

- Nhà thơ viết về sự hi sinh của người lính nhưng không dùng những từ trực tiếp nói về cái chết để tránh gây cảm giác đau buồn.

Bài tập 2

Ví dụ về việc sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh

(1)

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)

(2) Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế.

(Lời Bác dặn trước lúc đi xa)

Bài tập 3

  1.   Trong câu thứ nhất (lời của Dế Choắt), cụm từ nhắm mắt được dùng đế nói về cái chết. Việc dùng cụm từ đó có tác dụng giảm bớt cảm giác đau thương so với câu không dùng nói giảm nói tránh: “Nhưng trước khi chết, tôi khuyên anh..
  2. Trong câu thứ hai (lời của Dế Choắt), cụm từ nghèo sức được dùng để chỉ sự yếu ớt về thể chất (không có sức để đào một cái hang sâu, an toàn). Việc dùng cụm từ đó có tác dụng làm giảm sắc thái tiêu cực so với câu không dùng nói giảm, nói tránh: “... nhưng em yếu ớt quá”.

Bài tập 4

Mở đẩu khổ một là dòng thơ Có một người lính. Dòng thơ này tiếp tục xuất hiện ở đấu khố ba. Biện pháp tu từ điệp ngữ như một lời nhắc nhở người đọc luôn nhớ về anh - một người con từng sống, chiến đấu và đà anh dũng hi sinh. Sự lặp lại dòng thơ Có một người lính tạo ra một thế đối lập với dòng thơ Anh không về nữa khiến người đọc cảm nhận thấm thía hơn những mất mát lớn lao.

Anh không về nữa và anh ngồi (Anh ngồi lặng lẽ, Anh ngồi rực rỡ) được lặp lại hai lần. Điệp ngữ Anh không về nữa đã khắc hoạ trong lòng người đọc về sự ra đi của người lính trẻ, nhấn mạnh nỗi ngậm ngùi, thương tiếc của nhân dân, đồng đội và của nhà thơ dành cho người lính. Việc lặp lại cụm từ anh ngồi khiến hình tượng người lính hiện lên như một bức tượng giữa rừng núi Trường Sơn hùng vĩ. Chiến công, sự hi sinh vì dân, vì nước của người chiến sĩ mãi được ghi tạc trong trái tim mỗi người dân như một tượng đài bất diệt.

Bài tập 5

  •       Cụm từ núi xanh trong khổ thơ có nghĩa là chiến trường, nơi diễn ra những trận chiến ác liệt. Có thể suy đoán nghĩa của cụm từ núi xanh dựa vào các từ ngữ xung quanh nó: rừng chiều, Trường Son, núi cũ, đại ngàn, núi non, ...
  •       Cụm từ máu lửa được nhà thơ dùng với nghĩa chỉ những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Có thể suy đoán được nghĩa của cụm từ máu lửa dựa vào các từ ngữ xung quanh nó: hoà bình, bom nổ, khói đen, ngọn lửa,...

=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 2: Thực hành tiếng Việt (1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay