Nội dung chính Quốc phòng an ninh 12 cánh diều Bài 2: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam sách Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều
BÀI 2. TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Một số chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam
- Bộ quốc phòng
- Tham mưu với Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc;
- Quản lí nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng trong phạm vi cả nước;
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lí, chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ.
b. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam
- Tham mưu chiến lược về các chủ trương, chính sách, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân;
- Chỉ huy, điều hành và tổ chức, chỉ đạo phát triển Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ.
c. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
- Đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân;
- Giúp Quân uỷ Trung ương quyết định những chủ trương, biện pháp lớn về công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội.
d. Quân khu
- Tham mưu, chỉ đạo xây dựng nền Quốc phòng toàn dân;
- Chỉ huy các đơn vị thuộc quyền, đơn vị bộ đội địa phương cấp tỉnh, cấp huyện và Dân quân tự vệ trên địa bàn của quân khu.
đ. Quân chủng
- Tham mưu, chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không, không quân, hải quân;
- Là lực lượng nòng cốt trong quản lí, bảo vệ vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc.
e. Quân đoàn
- Tham mưu, chỉ đạo huấn luyện, xây dựng, phát triển lực lượng, sẵn sàng chiến đấu;
- Là đơn vị chủ lực cơ động và tác chiến chiến lược của quân đội, có thể tác chiến độc lập hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch.
g. Binh chủng
- Tham mưu, chỉ đạo huấn luyện, xây dựng, phát triển lực lượng chuyên ngành (Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Hoá học, Công binh, Đặc công,...) cho toàn quân
- Trực tiếp chiến đấu hoặc đảm bảo chiến đấu, có vũ khí, trang bị kĩ thuật và chiến thuật riêng
- Tham gia tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng
h. Cơ quan quân sự địa phương
- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương củng cấp và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao.
2. Quân hiệu, cấp bậc quân hàm, cấp hiệu, phù hiệu và tran phục quân nhân
a. Quân hiệu
- Quân hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Quân hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam hình tròn (đường kính 36 mm hoặc 33 mm hoặc 28 mm), ở giữa có ngôi sao năm cánh nổi màu vàng, xung quanh có hai bông lúa màu vàng đặt trên nền đỏ tươi, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng, vành ngoài quân hiệu màu vàng.
- Quân hiệu đường kính 36 mm và quân hiệu đường kính 28 mm dập liền với cảnh tùng kép màu vàng.
b. Cấp bậc hàm quân
- Sĩ quan: Cấp tướng có bốn bậc (Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, Đại tướng), cấp tá có bốn bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá), cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).
- Hạ sĩ quan có ba bậc: Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ.
- Binh sĩ có hai bậc: Binh nhì, Bình nhất.
c. Cấp hiệu
- Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Gồm các chi tiết: mày nền, đường viền, cúc, gạch ngang, vạch ngang (vạch hình chữ V) và số lượng sao trên cấp hiệu của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan binh sĩ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật của các quân chủng, binh chủng Quân đội nhân dân Việt Nam
d. Phù hiệu
- Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng, biển tên, logo.
- Nền phù hiệu hình bình hành; nền phù hiệu Lục quân màu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây, Phòng không – Không quân màu xanh hòa bình, Hải quân màu tím than; nền phù hiệu của cấp tướng có việc màu vàng rộng 5mm ở ba cạnh
- Hình phù hiệu và cành tùng đều có màu vàng; quy định cụ thể về hình phù hiệu, cành tùng tại Điều 7 Nghị định số 82/2016/NĐ-CP.
- Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định biểu tượng quân chủng, binh chủng; kiểu mẫu, màu sắc biển tên; lô-gô của các đối tượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam
đ. Trang phục
- Trang phục của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định tại chương III, nghị định số 82/2016/NĐ-CP, bảo đảm tính thống nhât và phù hợp với từng quân chủng, binh chủng Quân đội nhân dân Việt Nam.
II. CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
- Một số chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trong Công an nhân dân Việt Nam
- Bộ công an
- Tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
- Thực hiện quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
- Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
b. Một số cơ quan trực thuộc Bộ Công an
- Bộ Tư lệnh Cảnh vệ
- Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động
- Cục An ninh mạng và phòng chống
- Cục Cảnh sát hình sự
- Cục cảnh sát điều tra tội phạm ma túy
- Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội
- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Cục Cảnh sát giao thông
c. Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện và Công an cấp xã
- Tham mưu với cấp ủy, Ủy ban nhân dân cùng cấp và thủ trưởng có quan Công an cấp trên trực tiếp về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
- Thực hiện quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định
- Trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt đông của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
2. Công an hiệu, cấp bậc hàm, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục
a. Công an hiệu
- Công an hiệu là biểu tượng của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, được gắn trên mũ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân.
- Công an hiệu của Công an nhân dân Việt Nam hình tròn, đườn kính 36 mm, ở giữa có ngôi sao năm cánh màu vàng nổi trên nền đỏ, vành khăn trong và vành khăn ngoài màu vàng, hai bên giữa hai vành khăn có hai bông lúa màu vàng nổi trên nền xanh lục thẩm, phía dưới ngôi sao có hình nửa bánh xe, giữa nửa bánh xe có chữ lồng "CA", bánh xe và chữ CA màu vàng, bên ngoài Công an hiệu có cảnh tùng kép màu vàng bao quanh liền thành một khối cao 54 mm, rộng 64 mm.
b. Cấp bậc quân hàm
- Sĩ quan nghiệp vụ: Cấp tướng có bốn bậc (Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, Đại tướng), cấp tá có bốn bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá), cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).
- Hạ sĩ quan có ba bậc: Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ.
- Sĩ quan chuyên môn kĩ thuật: sĩ quan cấp tá có ba bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá); sĩ quan cấp úy có bốn bậc (Thiếu úy, Trung úy, Thượng úy, Đại úy)
- Hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật có ba bậc: Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ
- Hạ sĩ quan nghĩa vụ có ba bậc: Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ.
- Chiến sĩ nghĩa vụ có hai cấp bậc: Binh nhì, Bình nhất.
c. Cấp hiệu
- Cấp hiệu Công an nhân dân Việt Nam là dấu hiệu chỉ cấp bậc hàm mang ở vai áo trang phục
- Quy định cụ thể về nền, đường viền, cúc, vạch ngang (vạch hình chữ V), số lượng sao trên cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên Công an nhân dân Việt Nam tại Nghị định số 160/2007/NĐ-CP và Nghị định số 29/1016/NĐ-CP
d. Phù hiệu
- Phù hiệu Công an nhân dân Việt Nam là dấu hiệu quy định để chỉ tổ chức, lực lượng
- Khi mặc trang phục thường dùng và mang cấp hiệu trên vai áo, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên Công an nhân dân Việt Nam phải đeo phù hiệu màu đỏ ở cổ áo, giữa nền phù hiệu gắn Công an hiệu đường kính là 18 mm, riêng phù hiệu của cấp tướng có viền 3 cạnh màu vàng.
e. Trang phục
- Lễ phục của sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam được quy định tại Nghị định số 160/2007/NĐ-CP và Nghị định số 29/1016/NĐ-CP; lễ phục của hạ sĩ quan, chiến sĩ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định
- Trang phục thường dùng, trang phục chiến đấu, trang phục hóa trang nghiệp vụ và trang phục nghi lễ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên Công an nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong đó trang phục của một số lực lượng chuyên môn được quy định như sau:
- Cảnh sát giao thông: Quần áo, mũ kê pi, và vạt màu lúa chín vàng; cánh tay trái áo gắn phù hiệu nền màu xanh lam có dòng chữ “CSGT”; giày da màu đên, kiểu buộc dây.
- Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Quần áo màu xanh tím than, thân áo và hai tay có dài phản quang, lưng áo có thêu dòng chữ “CẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH”; mũ bảo hiểm màu đỏ; giày ghệt màu đen, kiểu buộc dây; ủng màu đen
- Cảnh sát cơ động: Quần áo, mũ màu rêu đậm; cánh tay trái áo gắn phù hiệu nền màu xanh lam có dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” màu vàng; giày ghệt da cổ bạt màu đen, kiểu buộc dây; giày vải màu cỏ úa, kiểu buộc dây.
Thông tin tải tài liệu:
Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Quốc phòng an ninh 12 cánh diều - Tại đây