Nội dung chính sinh học 10 cánh diều Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống sách Sinh học 10 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG

- Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yêu tố câu thành tổ chức đó.  

- Cấp độ tổ chức sống bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ. sinh thái. 

- Sinh quyển được xem là cấp tổ chức lớn nhất của hệ thống sống.

- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản: có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.

- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG

  1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

- Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. 

=> tổ chức sống cấp cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn, vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có.

  1. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

- Các cấp độ tổ chức sống luôn  là hệ thống mở: Sinh vật và môi trường luôn có tác động qua lại thông qua trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Quá trình trao đổi chất tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa sinh vật và môi trường: sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm thay đổi môi trường.

- Các cấp độ tổ chức sống có cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà các hoạt động sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

  1. Thế giới sống liên tục tiến hóa

Quá trình tiến hoá của sinh giới là cơ chế gắn liền với sự biến đổi của các cấp độ tổ chức sống, qua đó thiệt lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống.

- Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hoá. Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên DNA từ tế bảo này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

=> Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những tô tiên ban đầu mà các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung.

III. QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG

- Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng.

- Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể: cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

- Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào. Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống.

- Cơ thể đa bào qua quá trình sinh trưởng, phát triển với cơ chế phân hoá hình thành các cơ quan, bộ phận thực hiện các chức năng tương ứng của cơ thể.

- Các cá thể cùng loài phân bố trong khu vực nhất định hình thành nên quần thể sinh vật. Các quần thể sinh vật khác loài sống trong cùng một khu vực xác định hình thành nên quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật tương tác với môi trường sống hình thành hệ sinh thái. Các hệ sinh thái trên Trái Đất hình thành Sinh Quyển.





Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay