Nội dung chính sinh học 10 cánh diều Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme sách Sinh học 10 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 10: SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG VÀ EMZYME

I. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

  1. Các dạng năng lượng trong tế bào

- Năng lượng trong tế bào tồn tại chủ yếu dưới các dạng:

+ Năng lượng hoá học (dự trữ trong các liên kết hoá học);

+ Năng lượng cơ học;

+ Năng lượng điện;

+ Năng lượng nhiệt. 

Năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt (Q) là các dạng năng lượng liên quan đến sự chuyển động của các phần tử vật chất.

  1. Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào

- Theo định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng không tự nhiên được sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. 

- Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là năng lượng hoá học. 

- Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác. 

- Tế bào sử dụng năng lượng thực hiện các hoạt động sống đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

  1. ATP – “đồng tiền” năng lượng

- Phân tử ATP có 3 gốc phosphate, là “đồng tiền” năng lượng của tế bào.

- Khi liên kết giữa hai gốc phosphate của ATP bị phá vỡ, năng lượng được chuyển hoá trực tiếp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào.

- ATP được tổng hợp từ sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình phân giải các hợp chất.

II. ENZYME

  1. Khái niệm và vai trò của enzyme

- Enzyme là chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

  1. Cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme

- Có cấu tạo chủ yếu là protein, ngoài ra, có thể thêm cofactor (ion kim loại và hợp chất hữu cơ – coenzyme).

- Khi xúc tác, enzyme liên kết với cơ chất tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất và biến đổi thành sản phẩm.

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme

- Hoạt động xúc tác của enzyme chịu tác động bởi nhiều yếu tố như nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme, độ pH, chất hoạt hóa và chất ức chế.

- Khi nồng độ cơ chất tăng đến mức nhất định, tốc độ phản ứng không tăng nữa (đạt cực đại) do toàn bộ enzyme đã liên kết với cơ chất. 

- Trong điều kiện dư thừa cơ chất, khi tăng nồng độ enzyme, tốc độ phản ứng cũng tăng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay