Nội dung chính Tin học 10 Cánh diều Chủ đề E Bài 3: Tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh Alpha
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh Alpha sách Tin học 10 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án tin học 10 cánh diều (bản word)
TÁCH ẢNH VÀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA VỚI KÊNH ALPHA (2 TIẾT)
I. KÊNH ALPHA VÀ KĨ THUẬT TÁCH ẢNH NHỜ KÊNH ALPHA
Hoạt động 1:
1) Ảnh có nền trong suốt khi ghép vào các ảnh khác sẽ không làm mất đi nền của ảnh được ghép đó.
2) Mức độ nhìn rõ ảnh phụ thuộc vào độ “trong suốt” của nó: Mỗi điểm ảnh sẽ không nhìn thấy nếu nó có độ trong suốt hoàn toàn hoặc nhìn thấy mờ mờ nếu nó có độ trong suốt nào đó.
Ảnh có nền trong suốt
- Trong các phần mềm thiết kế, chỉnh sửa đồ hoạ, nếu ảnh có nền trong suốt thì có thể nhìn xuyên qua ảnh đến tận “vô cùng". GIMP sử dụng mẫu ca rô đen xám xen kẽ để biểu thị giới hạn vô cùng hay nền trong suốt này (Hình 2a). Nếu dùng công cụ Eraser để tẩy một số chỗ trên ảnh thì sẽ phát hiện ra ảnh có nền trong suốt hay không Hình 2b minh hoạ ảnh có nền trong suốt (đôi khi còn gọi là “ảnh không có nền”), còn Hình 2c minh hoạ ảnh có nền màu trắng vì nó lộ ra ở chỗ bị tẩy xoá.
Kênh alpha và kĩ thuật tách ảnh
- Mỗi điểm ảnh sẽ không được nhìn thấy nếu nó có độ trong suốt hoàn toàn hoặc nhìn thấy mờ mờ nếu nó có độ trong suốt nào đó. Nói cách khác, sự hiện diện của mỗi điểm ảnh được thể hiện thông qua màu sắc cùng với độ trong suốt của nó.
+ GIMP lưu trữ ba kênh màu R, B, G và có thể được thêm một kênh lưu độ trong suốt của tất cả các điểm ảnh, gọi là kênh alpha.
- Trước khi ghép vào ảnh đích, các ảnh nguồn cần được tách ra khỏi nền của nó. Tuỳ theo đặc điểm của ảnh cần tách khỏi nền mà sử dụng công cụ tách ảnh phù hợp. Sau đây là cách tách ảnh phổ biến bằng công cụ Free Select (công cụ chọn tự do)
II. XÁC ĐỊNH VÙNG CHỌN ĐỐI TƯỢNG TỪ KÊNH ALPHA TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
Hoạt động 2:
Cách tạo hoạ tiết tam giác thứ hai được thực hiện như sau:
+ Bước 1. Chọn lớp Tam giác, nháy lệnh trong Bảng quản lí lớp để nhân đôi lớp này. Lớp Tam giác copy được tạo thành (Hình 3a). Chọn công cụ Move để di chuyển lớp mới tạo sang phải một chút.
+ Bước 2. Chọn lớp Tam giác copy, nháy chuột phải vào tên lớp và thực hiện lệnh Alpha to Selection để chuyển kênh alpha của lớp này vào vùng chọn.
Kết luận:
Vùng chọn đối tượng được sử dụng để thiết kế, chỉnh sửa cho chính đối tượng đó hoặc cho đối tượng thuộc lớp ảnh khác.
Ví dụ, sau khi thiết kế xong hoạ tiết ở Hình 4c, ta muốn tô lại màu cho hoa tiết tam giác thành màu xanh như Hình 5. Để làm điều này, chọn lớp Tam giác. chuyển kênh alpha của lớp sang vùng chọn bằng lệnh Layer/ Transparency/ Alpha to Selection hoặc nhảy chuột phải vào tên lớp ở bảng điều khiển lớp và chọn lệnh Alpha to Selection. Sau đó tiến hành tô màu xanh cho vùng chọn và bỏ vùng chọn.
=> Giáo án tin học 10 cánh diều bài 3: Tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh alpha (2 tiết)