Nội dung chính Tin học 11 theo định hướng Tin học ứng dụng Kết nối tri thức bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet sách Tin học 11 theo định hướng Tin học ứng dụng Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án tin học 11 theo định hướng tin học ứng dụng kết nối tri thức

BÀI 3: PHẦN MỀM NGUỒN MỞ VÀ PHẦN MỀM CHẠY TRÊN INTERNET

I. PHẦN MỀM NGUỒN MỞ

- Hoạt động 1: Lợi ích của người dùng theo từng cách thức chuyển giao là:

  1. Người dùng phải mua để được sử dụng và khó có thể tự sửa chữa được.

  2. Người dùng được tự do sử dụng mà không phải xin phép.

  3. Người dùng không phải trả tiền, không phải xin phép và còn được tự sửa đổi, cải tiến.

→ Phần mềm nguồn mở đang mang lại một cơ hội lớn cho người dùng.

  1. a) Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng

- Các loại phần mềm tương ứng với ba cách thức chuyển giao trong Hoạt động 1 được gọi lần lượt là:

+ Phần mềm thương mại:

  •     Là phần mềm để bán.

  •     Hầu hết các phần mềm thương mại là loại nguồn đóng để bảo vệ ý tưởng và chống sửa đổi.

  •     VD: Microsoft Word, Adobe Photoshop,...

+ Phần mềm tự do:

  •     Là phần mềm không chỉ miễn phí mà còn được tự do sử dụng mà không phải xin phép.

  •     Phần mềm tự do có thể ở dạng mã máy hoặc mã nguồn.

  •     VD: phần mềm Acrobat Reader, Red Hat Linux...

+ Phần mềm nguồn mở:

  •     Là phần mềm được cung cấp cả mã nguồn để người dùng có thể tự sửa đổi, cải tiến, phát triển, phân phối lại theo một quy định gọi là giấy phép.

  •     VD: phần mềm Inkscape, GIMP, IDLE (Python)...

  1. b) Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở

- Hoạt động 2: Điểm mâu thuẫn là:

+ Theo quy định về bản quyền, các tác giả của phần mềm có quyền bảo vệ chống phần mềm bị sửa đổi gây phương hại đến uy tín và danh dự của tác giả, Nếu là người đầu tư, các tác giả còn giữ cả quyền tạo bản sao, sửa đổi, nâng cấp phần mềm, quyền chuyển giao sử dụng....

+ Trong khi đó, phần mềm nguồn mở được cung cấp cả mã nguồn để người dùng có thể tự sửa đổi, cải tiến, phát triển,...

- Giấy phép không chỉ đề cập đến quyền sử dụng mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác, ví dụ:

+ Các tác giả có được miễn trừ bảo hành hay không, có bị kiện vì những sai sót của phần mềm hay không.

+ Người sửa đổi phần mềm có bắt buộc phải công bố rõ các tác giả trước đó hay không, bản sửa đổi có phải công khai dưới dạng nguồn mở hay không.

+ Được sao chép và phân phối phần mềm, có quyền yêu cầu trả phí cho việc chuyển giao đó nhưng phải thông báo rõ ràng về bản quyền gốc và thông báo miễn trừ trách nhiệm bảo hành.

+ Được sửa đổi và phân phối bản sửa đổi với điều kiện phải công bố mã nguồn phần sửa đổi, nêu rõ đó là bản được thay đổi, chỉ rõ các thành phần thay đổi, phải áp dụng giấy phép GNU GPL do chính phần thay đổi đó.

Câu hỏi:

Câu 1: Ý nghĩa của yêu cầu "người sửa đổi, nâng cấp phần mềm nguồn mở phải công bố rõ ràng phần nào đã sửa, sửa như thế nào so với bản gốc": đảm bảo tính minh bạch về sự đóng góp của mỗi thành viên phát triển phần mềm nguồn mở và để người sử dụng sau dễ nắm bắt được phần phát triển để sử dụng.

Câu 2: Ý nghĩa của yêu cầu "phần mềm sửa đổi một phần mềm nguồn mở theo GPL cũng phải mở theo giấy phép của GPL": đảm bảo sự phát triển bền vững của cộng đồng phần mềm nguồn mở, khi có quyền sử dụng phần mềm nguồn mở để phát triển thì cũng có nghĩa vụ đóng góp để cộng đồng được sử dụng phần mình phát triển dựa trên phần mềm nguồn mở.

II. VAI TRÒ CỦA PHẦN MỀM THƯƠNG MẠI VÀ PHẦN MỀM NGUỒN MỞ

- Hoạt động 3: Phần mềm nguồn mở không thể thay thế hoàn toàn phần mềm thương mại. Vì nếu vậy, các tổ chức làm phần mềm sẽ không còn và khó thể có giải pháp phần mềm cho những yêu cầu có đặc thù riêng. Chính các phần mềm thương mại mới đem lại nguồn tài chính chủ yếu để duy trì các tổ chức làm phần mềm.

- Phần mềm thương mại thường có hai loại:

+ Phần mềm "đặt hàng": đáp ứng tốt những nhu cầu nghiệp vụ có tính riêng biệt và bảo hành.

+ Phần mềm "đóng gói": giúp cung cấp những phần mềm có chất lượng, dễ dàng cài đặt để phục vụ các nhu cầu của rất nhiều người.

- Bảng so sánh phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở:

Yếu tố

Phần mềm thương mại nguồn đóng

Phần mềm nguồn mở

Chi phí

Mất chi phí mua phần mềm và phí chuyển giao

Chỉ mất phí chuyển giao nếu có.

Hỗ trợ kĩ thuật

Không, nhưng có thể được hỗ trợ từ cộng đồng

Tính minh bạch

Khó kiểm soát những gì được cài cắm bên trong

Có thể kiểm soát được mã nguồn

Sự phụ thuộc của người dùng

Bị phụ thuộc vào nhà cung cấp về giải pháp và hỗ trợ kĩ thuật

Được cộng đồng phát triển theo chuẩn chung, không phụ thuộc vào riêng ai.

Câu hỏi:

Câu 1:

- Ví dụ về phần mềm đóng gói: lập thời khóa biểu cho các trường phổ thông, quản lí trường học phổ thông...

- Ví dụ về phần mềm đặt hàng: phần mềm giao dịch của các ngân hàng trên thiết bị di động, phần mềm quản lí công tơ điện của Điện lực Việt Nam, phần mềm bán vé xem phim qua mạng...

- Ưu điểm: Thiết kế chính xác, có tính riêng biệt theo yêu cầu của khách hàng, thường được bảo hành, bảo trì.

Câu 2:

- Ví dụ về phần mềm thương mại: Adobe Premiere (phần mềm làm video chuyên nghiệp nổi tiếng).

- Ví dụ phần mềm chỉnh sửa video mã mở: Openshot Video Editor.

- Ưu điểm của phần mềm nguồn mở: đầu tư thấp, minh bạch, an toàn (có thể kiểm soát mã nguồn, không bị cài những chức năng không mong muốn), tính năng tốt do nhiều người trong cộng đồng phát triển đóng góp trực tiếp.

III. PHẦN MỀM CHẠY TRÊN INTERNET

- Phần mềm chạy trên Internet được hiểu là phần mềm cho phép sử dụng qua Internet mà không cần phải cài đặt vào máy.

- VD: Google cung cấp nhiều phần mềm trực tuyến như Google Docs (soạn thảo văn bản), Google Sheets (tạo lập các bảng tính), Google Slide (trình chiếu trực tuyến)...

- Ưu điểm: Có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, bất cứ máy tính nào miễn là có kết nối Internet; chi phí rẻ hoặc không mất phí.

Câu hỏi:

Câu 2. Ví dụ: phần mềm zoom, team để học trực tuyến.

=> Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên internet

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm tin học 11 theo định hướng tin học ứng dụng kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay