Nội dung chính Tin học 11 theo định hướng Tin học ứng dụng Kết nối tri thức bài 11: Cơ sở dữ liệu
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 11: Cơ sở dữ liệu sách Tin học 11 theo định hướng Tin học ứng dụng Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án tin học 11 theo định hướng tin học ứng dụng kết nối tri thức
BÀI 11: CƠ SỞ DỮ LIỆU
I. YÊU CẦU TỔ CHỨC LƯU TRỮ DỮ LIỆU MỘT CÁCH KHOA HỌC
a) Hạn chế dư thừa trong lưu trữ dữ liệu
- Gợi ý trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 53 SGK:
+ Không cần lưu trữ vì trong quá trình lưu trữ có thể cập nhật dữ liệu hoặc vì một sơ suất nào đó mà các bản dữ liệu khác nhau → dữ liệu lưu trữ dư thừa (lưu trữ hai lần) và không nhất quán.
- Gợi ý trả lời câu hỏi củng cố 1 trang 55 SGK:
+ Tính nhất quán dữ liệu đòi hỏi không gây ra mâu thuẫn dữ liệu.
+ Ví dụ: Không được có lưu trữ hai giá trị khác nhau về điểm cuối kì I, môn Toán của HS Dương Hoàng Anh lớp 11A.
b) Sự phụ thuộc phần mềm và dữ liệu
- Gợi ý trả lời câu hỏi củng cố 2 trang 55 SGK:
+ Ví dụ: phần mềm đọc, cập nhật điểm và lập bảng điểm phải đọc tệp văn bản từng dòng một và tách các thành phần theo dấu phẩy. Nhưng khi cần thay đổi dấu ngăn cách: từ dấu phẩy thành dấu chấm phẩy “;”, thì phải sửa phần mềm để tách các thành phần theo dấu chấm phẩy.
→ Gây nhiều khó khăn cho công tác bảo trì, phát triển vì cứ mỗi khi thay đổi về tổ chức dữ liệu lại phải sử lại phần mềm.
+ Cần phải tổ chức dữ liệu độc lập với phần mềm để có thể xây dựng, bảo trì và phát triển phần mềm một cách thuận lợi, không tiêu tốn nhiều nguồn nhân lực mỗi khi có thay đổi về tổ chức lưu trữ dữ liệu.
=> Kết luận: Dữ liệu cần được tổ chức lưu trữ một cách độc lập với việc xây dựng phát triển phần mềm, đảm bảo dễ dàng chia sẻ, dễ dàng bảo trì phát triển, đồng thời hạn chế tối đa việc dữ liệu lặp lại, gây dư thừa dữ liệu và hỗ trợ đảm bảo tính nhất quán dữ liệu.
- Gợi ý trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 56 SGK:
+ Cách thức ghi chép và lưu trữ kết quả môn học ở dạng bảng (mô hình) sẽ không còn phụ thuộc vào cấu trúc tệp lưu trữ dữ liệu nữa.
+ Đồng thời người xây dựng phần mềm không cần biết đến chi tiết cách thức được lưu trữ mà vẫn viết được chương trình cập nhật, truy xuất dữ liệu.
+ Từ đây, việc lưu trữ dữ liệu (có liên quan với nhau) trên hệ thống máy tính một cách có tổ chức (theo một mô hình cấu trúc) được xem là giải pháp đảm bảo tính độc lập dữ liệu.
II. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ MỘT SỐ THUỘC TÍNH CƠ BẢN
a) Khái niệm CSDL
- CSDL là một tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau, được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy tính.
- Ví dụ:
+ CSDL tài khoản ngân hàng (CCCD, Họ và tên chủ tài khoản, Số tài khoản, Ngày giao dịch, Loại giao dịch (gửi tiền vào hay lấy tiền ra), Số tiền);
+ CSDL bán hàng (Ngày giao dịch, Loại giáo dịch (nhập hay xuất), Mã hàng hóa, Tên hàng hóa, Đơn vị tính, Số lượng, Đơn giá)…
b) Một số thuộc tính cơ bản của CSDL
- Tính cấu trúc
- Tính không dư thừa
- Tính độc lập dữ liệu
- Tính toàn vẹn
- Tính nhất quán
- Tính bảo mật và an toàn
- Gợi ý trả lời câu hỏi củng cố trang 57 SGK:
+ Về tính toàn vẹn: Dữ liệu điểm là dữ liệu số, nằm trong khoảng cận dưới, cận trên và theo dạng quy định.
=> Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 11: Cơ sở dữ liệu