Phiếu trắc nghiệm Công nghệ trồng trọt 10 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 10 (Trồng trọt) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Phân bón hữu cơ thường được sử dụng chủ yếu để:
A. Bón thúc
B. Bón lót
C. Bón phục hồi
D. Bón cải tạo đất
Câu 2: Vì sao giống cây trồng tốt giúp giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?
A. Vì giống cây trồng tốt có khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn.
B. Vì giống cây trồng không bị sâu bệnh tấn công.
C. Vì giống cây trồng không cần chăm sóc nhiều.
D. Vì giống cây trồng giúp tăng sản lượng mà không cần bảo vệ thực vật.
Câu 3: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là gì?
A. Không đánh giá được đặc điểm di truyền
B. Hiệu quả chọn lọc thấp
C. Tốn kém và cần nhiều diện tích gieo trồng
D. Không thể áp dụng cho cây tự thụ phấn
Câu 4: Phương pháp nhân giống hữu tính chủ yếu áp dụng cho loại cây trồng nào?
A. Cây ăn quả.
B. Cây lấy gỗ.
C. Cây cảnh.
D. Lúa, ngô, đậu và một số loại rau.
Câu 5: Giống xác nhận được sản xuất từ giống nào?
A. Giống nguyên chủng
B. Giống siêu nguyên chủng
C. Giống tác giả
D. Giống thương mại
Câu 6: Để khắc phục tình trạng đất bị chua do bón phân hóa học lâu dài, biện pháp nào dưới đây là hiệu quả nhất?
A. Bón thêm phân đạm để trung hòa axit
B. Sử dụng phân hữu cơ thay cho phân hóa học
C. Bón vôi cải tạo đất kết hợp luân canh cây trồng
D. Tăng lượng nước tưới để rửa trôi axit
Câu 7: Giống cây trồng có thể thích nghi với môi trường bằng cách nào?
A. Nhờ quá trình chọn lọc và lai tạo, giống cây trồng có thể chịu hạn, chịu mặn, chịu ngập, chịu lạnh.
B. Giống cây trồng không thể thích nghi với môi trường, cần canh tác trong điều kiện lý tưởng.
C. Chỉ có cây dại mới có thể thích nghi với môi trường.
D. Giống cây trồng không thể thay đổi, chỉ có thể trồng theo phương pháp truyền thống.
Câu 8: Bước đầu tiên trong phương pháp tạo giống bằng lai là gì?
A. Gieo trồng cây lai thế hệ đầu
B. Thu hoạch hạt F1
C. Chọn giống hoặc dòng làm bố, mẹ
D. Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới
Câu 9: Khi bón phân bón vi sinh vào đất, yếu tố nào cần được đảm bảo để vi sinh vật hoạt động tốt nhất?
A. Độ ẩm của đất
B. Nhiệt độ cao
C. Ánh sáng mạnh
D. Độ pH kiềm
Câu 10: Phương pháp nhân giống vô tính nào có hệ số nhân giống cao nhất?
A. Giâm cành
B. Chiết cành
C. Ghép cành
D. Nuôi cấy mô tế bào
Câu 11: Phương pháp tạo giống ưu thế lai có đặc điểm gì?
A. Thế hệ lai có sức sống, năng suất cao hơn bố mẹ
B. Các cá thể con luôn giống hệt bố mẹ
C. Không cần phải tự thụ phấn qua nhiều thế hệ
D. Chỉ sử dụng cho cây tự thụ phấn
Câu 12: Bước nào sau đây không thuộc quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. Thu thập vật liệu di truyền
B. Xử lí vật liệu bằng tác nhân gây đột biến
C. Lai các dòng thuần bố mẹ
D. Chọn các thể đột biến có kiểu hình mong muốn
Câu 13: Phân lân thiên nhiên chỉ có hiệu quả khi bón cho loại đất nào?
A. Đất kiềm
B. Đất chua
C. Đất trung tính
D. Đất mặn
Câu 14: Để tối ưu hóa chi phí vận hành nhà kính thông minh, giải pháp nào hiệu quả nhất?
A. Giảm số lượng cảm biến
B. Chỉ vận hành vào ban ngày
C. Giảm diện tích canh tác
D. Sử dụng năng lượng mặt trời và tự động hóa theo thời gian thực
Câu 15: Ý nghĩa của giống cây ngắn ngày đối với sản xuất nông nghiệp là:
A. Giảm năng suất
B. Tăng vụ và nâng cao giá trị kinh tế
C. Hạn chế sản xuất
D. Tăng chi phí
Câu 16: ........................................
........................................
........................................