Phiếu trắc nghiệm Công nghệ trồng trọt 10 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 10 (Trồng trọt) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10
KẾT NỐI TRI THỨC - CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là một hạn chế của trồng trọt công nghệ cao?
A. Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
B. Cần nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao.
C. Ứng dụng công nghệ giúp tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm.
D. Không thể áp dụng cho tất cả các loại cây trồng do điều kiện khí hậu khác nhau.
Câu 2: So với phương pháp tưới phun sương, tưới phun mưa có ưu điểm gì?
A. Hạt nước lớn hơn, giúp cung cấp nước đều cho đất
B. Tiết kiệm nước hơn tưới phun sương
C. Không cần hệ thống bơm áp lực cao
D. Không ảnh hưởng đến nhiệt độ môi trường
Câu 3: Nhược điểm của phương pháp trồng cây khí canh là gì?
A. Tốn nhiều diện tích đất
B. Khó kiểm soát dinh dưỡng
C. Chi phí đầu tư ban đầu cao
D. Gây ô nhiễm môi trường
Câu 4: Trong sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò, nguyên liệu nào có thể thay thế mật rỉ đường?
A. Cám ngô hoặc cám gạo
B. Muối ăn
C. Vôi bột
D. Phân bón hữu cơ
Câu 5: Thời gian ủ thức ăn chua cho trâu, bò tối thiểu là bao lâu?
A. 1 tuần
B. 2 tuần
C. 1 tháng
D. 2 tháng
Câu 6: Trong mô hình canh tác bền vững, việc ứng dụng công nghệ vi sinh vào xử lý chất thải giúp:
A. Tăng sản lượng cây trồng ngay lập tức
B. Giảm ô nhiễm môi trường và tăng độ phì nhiêu của đất
C. Giúp cây trồng phát triển mà không cần bón phân
D. Tăng nhanh sự phát thải khí CO₂ vào khí quyển
Câu 7: Khi một khu vực trồng trọt bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, biện pháp nào sau đây có thể giúp khắc phục hiệu quả nhất?
A. Rửa đất bằng cách tưới nước liên tục để loại bỏ hóa chất.
B. Bổ sung vi sinh vật phân hủy thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
C. Phơi đất dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài để phân hủy thuốc.
D. Ngừng canh tác trong một thời gian dài để hóa chất tự phân hủy.
Câu 8: Phương pháp tưới nào cung cấp nước dưới dạng hạt nhỏ đến siêu nhỏ?
A. Tưới nhỏ giọt
B. Tưới phun mưa
C. Tưới phun sương
D. Tưới tự nhiên
Câu 9: Hoạt động nào không gây ô nhiễm môi trường trong trồng trọt?
A. Sử dụng thiên địch thay cho thuốc hóa học
B. Dùng phân bón hóa học quá mức
C. Đốt rơm rạ trên đồng
D. Vứt bừa bãi bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Câu 10: Nhược điểm chính của nhà kính liên hoàn là gì?
A. Không thể mở rộng diện tích canh tác
B. Khó điều chỉnh nhiệt độ trong mùa hè
C. Không áp dụng được công nghệ tự động hóa
D. Dễ bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh
Câu 11: Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?
A. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh mới phát sinh
B. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh phát sinh thành dịch
C. Sử dụng thuốc có thời gian cách li dài
D. Sử dụng thuốc có phổ tác dụng rộng với một đối tượng sâu bệnh hại
Câu 12: Một doanh nghiệp đang áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tự động theo độ ẩm đất để trồng cà chua. Đây là ứng dụng của công nghệ nào trong trồng trọt công nghệ cao?
A. Công nghệ sinh học
B. Công nghệ vật liệu mới
C. Công nghệ tự động hóa
D. Công nghệ thông tin
Câu 13: Một trong những chính sách của Nhà nước nhằm thúc đẩy trồng trọt công nghệ cao ở Việt Nam là gì?
A. Cấp vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.
B. Giảm thuế nhập khẩu đối với tất cả các loại máy móc nông nghiệp.
C. Cấm sử dụng phân bón hóa học trong canh tác công nghệ cao.
D. Hạn chế mở rộng diện tích trồng trọt công nghệ cao để bảo vệ đất nông nghiệp.
Câu 14: Vì sao nên sử dụng thiên địch thay thế dần thuốc bảo vệ thực vật hóa học?
A. Giúp giảm chi phí sản xuất nông nghiệp.
B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
C. Làm tăng khả năng sinh trưởng của cây trồng.
D. Giúp cây trồng kháng bệnh tốt hơn.
Câu 15: Ở Việt Nam, loại hình canh tác nào sau đây là một ví dụ về trồng trọt công nghệ cao?
A. Trồng lúa nước theo phương pháp truyền thống.
B. Trồng rau trong nhà lưới, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
C. Trồng ngô trên nương rẫy theo phương pháp đốt nương làm rẫy.
D. Trồng cây ăn quả theo phương pháp tự nhiên, không chăm sóc.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“ ... Tại buổi giới thiệu, các đại biểu được nghe giới thiệu về hệ thống tưới nước nhỏ giọt và hệ thống tưới phun. Đây là hai hệ thống tưới nước có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian, tiết kiệm 30 - 60% lượng nước tưới. Hai hệ thống tưới này còn không làm xói mòn đất hoặc nén chặt đất trồng, đồng thời giúp giảm chi phí nhân công so với thực hiện công việc tưới tiêu thủ công truyền thống. Bên cạnh đó, áp dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt và hệ thống tưới phun còn cho chất lượng cây trồng đồng đều và năng suất cao hơn.
Tuy nhiên, để lựa chọn phương pháp tưới tự động phù hợp, trước hết bà con phải căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu tưới của từng loại cây trồng. Bên cạnh đó, bà con cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế về nguồn nước, yếu tố chi phí đầu tư, yếu tố kỹ thuật và quản lý hệ thống tưới và một số đặc thù khác để đầu tư hệ thống tưới nước phù hợp.”
(Nguồn: Ngọc Linh, Bến Tre giới thiệu hệ thống tưới thông minh và tiết kiệm nước)
a) Hệ thống tưới tự động giúp cung cấp nước cho cây trồng một cách đều đặn và tiết kiệm thời gian lao động.
b) Tưới tự động giúp giảm thiểu việc lãng phí nước và cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
c) Tưới tự động chỉ được áp dụng cho các loại cây trồng có yêu cầu nước cao.
d) Hệ thống tưới tự động chỉ cần cài đặt một lần và không cần bảo trì.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
“Cho đến nay, Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…
TP có 68 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm và chú trọng xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; khoảng 20 doanh nghiệp bước đầu đã tham gia đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…”
(Nguồn: Nguyễn Đăng, Hà Nội: đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp)
a) Trồng trọt công nghệ cao không cần sử dụng đất để canh tác.
b) Sản phẩm trồng trọt công nghệ cao thường có năng suất thấp hơn so với phương pháp truyền thống.
c) Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
d) Tất cả các sản phẩm từ trồng trọt công nghệ cao đều không cần kiểm định chất lượng trước khi đưa ra thị trường.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................