Phiếu trắc nghiệm Công nghệ trồng trọt 10 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 10 (Trồng trọt) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10
KẾT NỐI TRI THỨC - CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Trong hệ thống trồng trọt công nghệ cao, cảm biến thông minh có thể hỗ trợ nhiệm vụ nào sau đây?
A. Theo dõi độ ẩm đất, nhiệt độ, ánh sáng và điều chỉnh tự động hệ thống tưới tiêu.
B. Chỉ sử dụng để đo lượng nước trong hồ chứa tưới tiêu.
C. Giúp cây trồng tự tổng hợp chất dinh dưỡng mà không cần phân bón.
D. Xác định thời điểm thu hoạch mà không cần sự can thiệp của con người.
Câu 2: Tại sao tưới nhỏ giọt được coi là phương pháp tưới hiệu quả trong nông nghiệp?
A. Giảm thất thoát nước, cung cấp nước trực tiếp đến rễ cây
B. Phun nước rộng khắp diện tích canh tác
C. Không cần hệ thống đường ống và bơm nước
D. Thích hợp nhất cho cây trồng ngắn ngày
Câu 3: Lợi ích lớn nhất của trồng cây bằng phương pháp thủy canh là gì?
A. Tăng độ phì nhiêu của đất
B. Kiểm soát chính xác dinh dưỡng cho cây
C. Giảm chi phí sản xuất
D. Không cần sử dụng nước
Câu 4: Việc sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ra hậu quả gì?
A. Cải thiện chất lượng nước tưới.
B. Giảm khả năng kháng bệnh của cây trồng.
C. Ô nhiễm đất và nguồn nước.
D. Không ảnh hưởng đến môi trường.
Câu 5: Sau bao nhiêu ngày có thể thu được phân bón hữu cơ vi sinh từ đống ủ?
A. 30 – 35 ngày
B. 42 – 45 ngày
C. 10 – 15 ngày
D. 20 – 25 ngày
Câu 6: Trong hệ thống thủy canh, nếu dung dịch dinh dưỡng có pH không phù hợp, cây trồng có thể gặp vấn đề gì?
A. Hấp thụ dinh dưỡng kém, phát triển chậm
B. Rễ cây sẽ dài ra nhanh hơn
C. Cây hấp thụ nước tốt hơn
D. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
Câu 7: Thời gian sử dụng của nhà kính đơn giản là bao lâu?
A. 2-5 năm
B. 5-10 năm
C. 10-15 năm
D. Trên 15 năm
Câu 8: Ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong trồng trọt công nghệ cao có thể mang lại lợi ích gì?
A. Tạo ra các loại màng phủ, nhà kính giúp kiểm soát vi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.
B. Tăng khả năng chịu hạn cho cây trồng mà không cần tưới nước.
C. Hoàn toàn thay thế được các giống cây trồng truyền thống.
D. Giảm giá trị thương phẩm của sản phẩm nông nghiệp.
Câu 9: Biện pháp nào giúp xử lý chất thải trồng trọt đúng cách?
A. Thu gom và tái sử dụng bao bì phân bón, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật.
B. Đổ chất thải trực tiếp ra sông hồ.
C. Chôn lấp chai lọ thuốc bảo vệ thực vật xuống đất mà không qua xử lý.
D. Đốt bao bì thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng ruộng.
Câu 10: Trong mô hình thủy canh hồi lưu, nước được sử dụng như thế nào?
A. Dẫn vào hệ thống, sử dụng một lần rồi thải ra môi trường
B. Luân chuyển liên tục, tái sử dụng sau khi lọc và bổ sung dinh dưỡng
C. Chỉ sử dụng nước ngầm để đảm bảo độ tinh khiết
D. Không cần sử dụng nước vì cây lấy ẩm từ không khí
Câu 11: Khi áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt, yếu tố nào quyết định sự thành công lâu dài?
A. Vốn đầu tư ban đầu lớn
B. Quy mô canh tác rộng
C. Chiến lược phát triển bền vững và đào tạo nhân lực
D. Sử dụng công nghệ mới nhất
Câu 12: Hệ sinh thái đất bị ảnh hưởng như thế nào khi lạm dụng phân bón hóa học?
A. Hệ vi sinh vật có lợi bị suy giảm, đất mất cân bằng dinh dưỡng.
B. Cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
C. Đất trở nên màu mỡ hơn do dư thừa dinh dưỡng.
D. Hạn chế sự phát triển của cỏ dại, giảm cạnh tranh dinh dưỡng.
Câu 13: Hạn chế lớn nhất của trồng trọt công nghệ cao là gì?
A. Cần nhiều lao động phổ thông.
B. Chi phí đầu tư ban đầu cao.
C. Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
D. Không có sự hỗ trợ từ Nhà nước.
Câu 14: Trong hệ thống trồng cây không dùng đất, nếu rễ bị ngập hoàn toàn trong nước mà không có oxy bổ sung, điều gì có thể xảy ra?
A. Rễ cây phát triển mạnh hơn
B. Cây bị thiếu oxy, dẫn đến chết rễ
C. Cây quang hợp mạnh hơn
D. Không ảnh hưởng đến cây
Câu 15: Thành phần nào sau đây không phải là một bộ phận của cấu trúc cơ bản trong hệ thống khí canh?
A. Bể chứa dung dịch
B. Máng trồng cây
C. Hệ thống phun sương
D. Giá thể cố định cây
Câu 16: ........................................
........................................
........................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Công nghệ khí canh (Aeroponics) lần đầu tiên được nghiên cứu và phát triển bởi Tiến sĩ Franco Massatini tại Đại học Pia ở Italia. Khí canh là phương pháp trồng cây trong không khí mà không cần sử dụng đất. Công nghệ này hoạt động bằng cách phun dung dịch dinh dưỡng dưới dạng sương mù vào bộ rễ, kích thích cây phát triển mà không cần tiếp xúc trực tiếp với dung dịch. Thời gian và tần suất phun được điều chỉnh theo tình trạng sinh lý của cây và nhiệt độ môi trường, cho phép tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng.
Công nghệ này sử dụng máy bơm cao áp, khí nén hoặc áp lực nước để phun dung dịch dinh dưỡng lên toàn bộ bộ rễ, dung dịch thừa được thu hồi, lọc và tái sử dụng. Áp dụng công nghệ khí canh có thể giảm đến 90% lượng nước, 95% lượng phân bón và 99% lượng thuốc bảo vệ thực vật.”
(Nguồn: Lê An - Thái Bạch, Trồng rau khí canh - giải pháp cho nông nghiệp đô thị, baolongan.vn)
a) Kỹ thuật khí canh là phương pháp trồng cây trong đất kết hợp phun sương để cung cấp chất dinh dưỡng.
b) Kỹ thuật khí canh có thể giảm lượng nước sử dụng so với phương pháp trồng cây truyền thống.
c) Trong hệ thống khí canh, việc cung cấp ánh sáng nhân tạo hoàn toàn không cần thiết vì cây có thể tự phát triển nhờ không khí.
d) Một trong những ưu điểm của kỹ thuật khí canh là khả năng kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn so với trồng trong đất.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
“Theo đó, vào năm 2023, người dân đang sinh sống, trồng trọt tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã xảy ra hiện tượng hoạt động của khu xử lý chất thải Vĩnh Tân phát sinh khí thải, bụi gây làm giảm năng suất cây trồng. Ngay sau đó Sở Tài Nguyên - Môi trường chủ trì buổi làm việc cùng người dân vào ngày 21/2/2024 và chính quyền địa phương đã xác định: “Khu xử lý chất thải Vĩnh Tân hiện có 03 đơn vị thu gom, xử lý chất thải gồm: Công ty CP Môi trường Thiên Thanh, Công ty TNHH Thanh Tùng 2 và Công ty Môi trường Sonadezi. Việc các hộ dân và ông N.V.H có ý kiến phản ánh; trong đó nêu rõ nguyên nhân làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng do khí thải của Công ty Thiên Thanh là chưa chính xác vì các Cơ quan chức năng chưa xác định chính xác nguyên nhân cũng như nguồn ô nhiễm gây ra”
(Nguồn: Hoàng Ngọc, Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh: Bảo vệ môi trường luôn là tiêu chí hàng đầu trong mọi hoạt động)
a) Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất trong trồng trọt.
b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng và thời điểm sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường.
c) Áp dụng phương pháp nông nghiệp hữu cơ sẽ loại bỏ hoàn toàn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
d) Canh tác độc canh lâu dài góp phần làm giảm chất lượng đất và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................