Giáo án Đạo đức 5 Kết nối bài 5: Bảo vệ môi trường sống

Giáo án bài 5: Bảo vệ môi trường sống sách Đạo đức 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Đạo đức 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Đạo đức 5 Kết nối bài 5: Bảo vệ môi trường sống

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức đủ cả năm

BÀI 5: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các loại môi trường sống.

  • Biết vì sao phải bảo vệ môi trường sống.

  • Biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.

  • Không đồng tình với hành vi gây ô nhiễm môi trường; nhắc nhở người thân, bạn bè bảo vệ môi trường sống.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết phân biệt hành vi đúng – sai và thực hiện được những việc làm giúp bảo vệ môi trường. 

3. Phẩm chất

  • Trung thực, trách nhiệm: thể hiện qua việc tự giác thực hiện việc bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1.  Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Vở Bài tập Đạo đức 5.

  • Video, clip minh hoạ 02 tình huống xả rác xuống sông, hồ và đốt rác thải nhựa gây ô nhiễm không khí theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT.

2. Đối với học sinh

  • SHS Đạo đức 5.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn (Nhạc và lời: Vũ Kim Dung).

https://youtu.be/TXFGtx2tU3s 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Theo em, bài hát trên truyền tải thông điệp gì?

+ Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Bài hát trên truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường sống quanh ta. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Trái Đất của chúng ta có giữ được màu xanh hay không, tất cả phụ thuộc vào sự nỗ lực bảo vệ và chăm sóc của các thế hệ HS tương lai. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng thông qua bài học “Bảo vệ môi trường” sẽ giúp các em tìm hiểu về môi trường sâu hơn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại môi trường sống

a. Mục tiêu: HS kể được tên các loại môi trường sống.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu tranh 1 SGK tr.31

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi để quan sát tranh, giải câu đố “Tôi là ai?” và trả lời câu hỏi: Theo em, có các loại môi trường sống chủ yếu nào trong bức tranh?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Giải câu đố “Tôi là ai?”.

  • Câu đố 1. Tôi là môi trường đất.

  • Câu đố 2. Tôi là môi trường nước.

  • Câu đố 3. Tôi là môi trường không khí.

+ Trong bức tranh có các các loại môi trường sống chủ yếu là môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.

- GV đưa ra câu hỏi mở rộng: Hãy kể thêm các loại môi trường sống khác mà em biết.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ xung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: Ngoài ra, còn có các loại môi trường khác như môi trường sinh vật, môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo,...

- GV mở rộng cho HS xem video “Môi trường sống của sinh vật”. 

https://youtu.be/cr0h9jpQBgQ 

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Bạn nhỏ đã làm gì để chú cá nhanh lớn? 

+ Môi trường sống là gì? 

+ Theo bạn robot thì môi trường được chia thành mấy loại? Đó là gì? 

+ Bạn nhỏ đã nhận được sự công nhận như thế nào?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Bạn nhỏ đã trồng chú cá xuống đất để chú cá nhanh lớn. 

+ Môi trường sống là không gian bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. 

+ Có thể chia môi trường làm 4 loại chính: môi trường nước, đất, trên cạn và môi trường sinh vật. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải bảo vệ môi trường sống

a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc mục Thông tin SGK tr.32 trước lớp. HS khác theo dõi và đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 HS để đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

+ Môi trường sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải những vấn đề gì? Việc ô nhiễm môi trường gây tác hại gì đối với sức khoẻ con người?

+ Theo em, vì sao chúng ta cần bảo vệ môi trường sống?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ suy nghĩ của mình về thực trạng môi trường sống của con người trên Trái Đất hiện nay.

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập, chốt đáp án: 

+ Môi trường sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải vấn đề ô nhiễm và đang có xu hướng gia tăng đến mức báo động và để lại hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ: không khí nhiều chất bẩn, tiếng ồn, nguồn nước bị nhiễm bẩn, đất đai, nước ngầm cũng bị ô nhiễm,...

+ Việc ô nhiễm môi trường gây tác hại xấu đến sức khoẻ con người như gây ra các bệnh tật, suy giảm chất lượng lao động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là trẻ em,...

+ Phải bảo vệ môi trường sống vì đó là điều kiện sống của con người. Môi trường cung cấp tất cả những thứ mà con người cần. Môi trường bị ô nhiễm hoặc bị tàn phá thì cuộc sống con người sẽ bị đe doạ.

- GV cho HS xem video mở rộng về môi trường:  

+ Rác thải ngập hồ cấp nước sinh hoạt: 

https://youtu.be/QDeKLPNXbT4 

+ Lò đốt rác thải điện tử gây ô nhiễm:

https://youtu.be/9C7LZqpY_ds 

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường xuất phát từ đâu? 

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân? 

+ Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống có tầm quan trọng ra sao?  

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ ý nghĩa của thông điệp. 

- GV chốt kiến thức:

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường sống xuất phát từ nhiều nguyên nhân: từ hoạt động chăn nuôi, sinh hoạt của người dân, xử lí rác thải không đúng quy trình...

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường sống không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, gây cản trở sinh hoạt mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, gây ra một số bệnh, dịch bệnh nguy hiểm. 

+ Việc bảo vệ môi trường sống không chỉ là giữ gìn không gian chung sống của con người với thiên nhiên, góp phần nâng cao chất lượng sống mà còn là biện pháp bảo vệ con người trước tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.  

Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống. 

a. Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống.  

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK tr.33.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 HS để trả lời câu hỏi: Nêu những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống trong các tranh trên. 

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập, chốt đáp án: 

+ Tranh 1. Trồng và chăm sóc cây xanh.

+ Tranh 2. Báo với người lớn về nguy cơ cháy rừng.

+ Tranh 3. Dọn dẹp vệ sinh đường làng.

+ Tranh 4. Tuyên truyền trong cộng đồng về phân loại rác thải.

+ Tranh 5. Xử lí chất thải đúng cách để bảo vệ môi trường.

+ Tranh 6. Sử dụng túi đựng thân thiện với môi trường.

+ Tranh 7. Làm và sử dụng đồ tái chế.

+ Tranh 8. Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

- GV yêu cầu HS: Hãy kể thêm những việc làm khác để bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng mà em biết. 

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập, chốt đáp án:  Những việc làm khác để bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng: 

+ Giữ gìn khuôn viên trường xanh - sạch - đẹp.

+ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa.

+ Tham gia hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường (vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ, diễu hành,...)...

- GV cho HS đọc thông điệp SGK tr.30:

Môi trường là của chúng ta 

Giữ gìn, bảo vệ mới là văn minh

- GV chốt kiến thức phần Khám phá:

+ Môi trường sống có các loại chủ yếu là môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.

+ Phải bảo vệ môi trường sống vì đó là điều kiện tồn tại của con người. Ngoài ra, môi trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm và có nguy cơ đe doạ cuộc sống của con người, vì thế cần phải bảo vệ khẩn cấp.

+ HS có thể làm được rất nhiều việc phù hợp với khả năng để bảo vệ môi trường sống như trồng và chăm sóc cây xanh; dọn dẹp vệ sinh nơi ở và nơi học tập; tuyên truyền trong cộng đồng về phân loại rác thải; sử dụng đồ tái chế; giữ gìn vệ sinh nơi công cộng....

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng liên quan đến việc bảo vệ môi trường thông qua việc tham gia trò chơi, tìm hiểu và giải thích việc làm, nhận xét ý kiến, bày tỏ thái độ và xử lí tình huống.  

b. Cách tiến hành

Bài tập 1: Tham gia trò chơi “Nếu... thì...” về chủ đề “Bảo vệ môi trường”

- GV giới thiệu trò chơi cho HS cả lớp. 

- GV hướng dẫn HS chơi: 

+ GV chia lớp thành 2 đội với số lượng thành viên như nhau, xếp đứng thành 1 hàng đối diện nhau. 

+ Mỗi thành viên của nhóm này sẽ đưa ra mệnh đề “Nếu...” và một thành viên đội còn lại sẽ đưa ra mệnh đề “thi...” sao cho phù hợp. 

+ Khi trò chơi được thực hiện 1/2 thì tiến hành đổi bên, nhóm đưa ra mệnh đề “Nếu...” sẽ chuyển sang mệnh đề “thì...” và ngược lại. 

+ Nếu đội nào có số lượng các mệnh để phù hợp nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết, ghi nhận đáp án hợp lí: 

Nếu...

Thì...

Đổ rác thải xuống sông

sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.

Môi trường bị ô nhiễm

con người sẽ bị nhiều bệnh tật.

Trồng cây

sẽ có bóng mát

....

...

Bài tập 2: Tìm hiểu và giải thích tác dụng của việc làm bảo vệ môi trường

- GV trình chiếu việc làm trong SGK tr.35. 

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: Em hãy cùng bạn bè trong nhóm tìm hiểu và giải thích tác dụng của những việc làm trên.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập, kết quả làm việc và kết luận:  

Việc làm

Tác dụng

a. Trồng và chăm sóc cây xanh

Giúp cải thiện chất lượng không khí, tạo bóng mát, giảm nhiệt độ, ngăn ngừa lũ lụt, xói mòn đất, tạo cảnh quan xanh tươi, thoáng mát.

b. Phân loại rác thải trước khi xử lí.

Giúp tái chế các loại rác còn có thể sử dụng được; giảm chi phí thu gom, xử lí; phòng tránh bệnh tật truyền nhiễm từ rác thải.

c. Giữ trật tự nơi công cộng.

Tránh ô nhiễm tiếng ồn, tạo không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, ngăn ngừa bệnh tật.

d. Tuyên truyền bảo vệ môi trường.

Giúp người xung quanh nâng cao ý thức và có việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường.

e. Sử dụng túi vải, một số loại lá, giấy,... để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.

Giúp hạn chế rác thải, loại bỏ rác thải không thể phân huỷ, tiết kiệm chi phí sản xuất túi đựng.

Bài tập 3: Bày tỏ ý kiến

- GV trình chiếu cho HS đọc quan sát các trường hợp SGK tr.35-36. 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với những việc làm nào dưới đây? Vì sao? 

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV đưa ra đáp án mẫu và công nhận đáp án hợp lí. 

a. Không đồng tình. Vì việc làm này gây ô nhiễm không khí cho khu dân cư, hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông.

b. Đồng tình. Vì đây là việc làm phê phán hành vi gây ô nhiễm môi trường.

c. Đồng tình. Vì hành vi hút thuốc lá nơi công cộng là không được phép do khói thuốc lá gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của những người xung quanh và có thể gây cháy nổ khi tham gia giao thông.

d. Không đồng tình. Vì việc làm này có thể tránh gây ô nhiễm không khí trong nhà nhưng sẽ làm ô nhiễm môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, việc sử dụng bếp than tổ ong là nguyên nhân gây ảnh hưởng nhiều đến cơ quan hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, thậm chí nặng hơn có thể gây ra bệnh phổi tắc nghẽn, phù nề, ung thư thanh quản. Do vậy, gia đình bạn không nên sử dụng bếp than tổ ong để đun nấu.

e. Không đồng tình. Vì hành vi này không chỉ gây phản cảm mà lượng thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại trong vỏ chai, vỏ bao bì khi ngắm vào đất, nguồn nước, không khí, sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ con người.

g. Đồng tình. Vì việc làm này giúp bạn nâng cao hiểu biết về môi trường và biết thêm nhiều việc làm để góp phần bảo vệ môi trường sống.

h. Không đồng tình. Vì hành vi này khiến ô nhiễm nguồn nước, gây tắc nghẽn cống rãnh và ảnh hưởng đến các sinh vật trong môi trường nước khi vướng hoặc nuốt phải túi ni-lông.

- GV đặt câu hỏi mở rộng: Nếu người thân hoặc bạn bè của em làm những việc gây tổn hại đến môi trường như một số việc làm không đúng ở trên, em sẽ khuyên họ điều gì? 

- GV mời đại diện 1 – 2  HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhắc nhở HS: Nếu người thân hoặc bạn bè làm những việc gây tổn hại đến môi trường như một số việc làm không đúng ở trên, chúng ta cần giải thích về những tác hại xấu đối với môi trường từ những việc làm đó. Đồng thời đưa ra những việc làm đúng đắn để giải quyết nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống.

Bài tập 4: Đề xuất những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ các loại môi trường sống 

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, phát giấy khổ to, có ghi nhiệm vụ theo bài 4 SGK tr.36. 

Môi trường sống

Việc nên làm

Việc không nên làm

Môi trường ở nhà

...

...

Môi trường ở trường

...

...

Môi trường ở nơi công cộng

...

...

- GV tổ chức cho các nhóm dán giấy khổ to có ghi đáp án lên bảng và cử đại diện để trình bày, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản biện.

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập, kết quả làm việc của các nhóm và kết luận về một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ các loại môi trường sống:

 

 

 

 

- HS xem và hát theo giai điệu bài hát. 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát ảnh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.  

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

- HS nghe video. 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi. 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài trước lớp. 

 

- HS đọc thầm nội dung SGK. 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi. 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận. 

 

- HS chia sẻ. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video mở rộng. 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông điệp.  

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân. 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………..Còn tiếp…………

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 650k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐẠO ĐỨC 5 KẾT NỐI TRI THỨC

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐẠO ĐỨC 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay