Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 kết nối Chủ đề 5: Gia đình đầm ấm
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5: Gia đình đầm ấm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức
BÀI 5: GIA ĐÌNH ĐẦM ẤM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Gia đình là gì?
- Tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.
- Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.
- Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau
- Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.
Câu 2: Từ đồng nghĩa với đầm ấm là?
- Sum họp.
- Ấm nóng.
- Ấm áp.
- Sum vầy.
Câu 3: Theo em trách nhiệm là gì?
- Là những điều mình phải thực hiện trong giai đoạn là học sinh.
- Là những điều đúng đắn mình cần làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình
- Là những điều gia đình, thấy có mong muốn mình làm.
- Là những điều mình muốn làm và mong muốn được làm.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trách nhiệm?
- Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao.
- Làm cho con người có vẻ ngoài chững chạc hơn.
- Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.
Câu 5: Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với gia đình?
- Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không làm việc gì ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.
- Hoàn thành công việc được giao và không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
- Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
- Phấn đấu trở thành học sinh giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo.
Câu 6: Vai trò của thể hiện sự quan tâm, chăm sóc gia đình là?
- Được nhiều người ngưỡng mộ.
- Được mọi người tín nhiệm.
- Nâng cao giá trị bản thân.
- Giảm bớt sự va chạm, mâu thuẫn.
Câu 7: Để thực hiện lối sống có trách nhiệm với công việc gia đình, em nên làm gì?
- Thay đổi kế hoạch.
- Thực hiện cam kết từng ngày theo sở thích.
- Làm tất cả các công việc.
- Lập kế hoạch thực hiện cam kết.
Câu 8: Đâu không phải mối quan hệ trong gia đình?
- Chị em ruột.
- Bố mẹ.
- Ông bà.
- Chị em họ.
Câu 9: Biểu hiện của một gia đình tràn đầy tình yêu thương là?
- Gia đình thiếu sự gắn kết.
- Bố mẹ không quan tâm đến con cái.
- Con cái cãi và không nghe lời bố mẹ.
- Con cái sản sẻ, giúp đỡ bố mẹ những việc nhỏ trong gia đình.
Câu 10: Các hoạt động gia đình vui vẻ, đầm ấn có tác dụng gì?
- Gắn chặt tình cảm và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.
- Tạo không khí chan hòa cho các thành viên trong gia đình cùng nhau giải trí.
- Các thành viên trong gia đình nhận thức rõ được vị trí, vai trò của bản thân.
- Các mối quan hệ trong gia đình được mở rộng ra bên ngoài.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải việc làm thể hiện trách nhiệm với gia đình?
- Quan tâm, chăm sóc người thân khi bị ốm. .
- Tự giác giúp đỡ người lớn tuổi và trẻ nhỏ trong nhà.
- Chỉ tự giác hoàn thành công việc của bản thân.
- Tham gia nhiệt tình các hoạt động chung của gia đình.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình?
- Để người thân tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
- Chủ động tâm sự với người thân khi họ có các vấn đề về tinh thần.
- Hỏi thăm đến tình trạng sức khỏe hàng ngày của người thân.
- Quan tâm đến vấn đề tâm lí của người thân hàng ngày.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây không phải là biểu hiện của người tự giác tham gia vào lao động trong gia đình?
- Nhờ người thân hoàn thành phần công việc được giao.
- Lập danh sách và thực hiện các công việc cần làm.
- Tự giác hoàn thành công việc của bản thân.
- Chủ động giúp đỡ người thân trong trường hợp cần thiết.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Lan được các bạn trong lớp rủ tham gia sinh hoạt hè của phường nhưng mẹ Lan vừa phải bán hàng vừa phải trông em, bố Lan đi làm muộn mới về. Lan đã không tham gia cùng các bạn và về nhà phụ giúp mẹ. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
- Lan không thể hiện sự quan tâm tới mẹ.
- Lan làm mất tình cảm bạn bè.
- Lan là người con có trách nhiệm.
- Lan đã không hiểu sự quan tâm của bạn.
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Gia đình là...của mỗi chúng ta. Những người thân yêu trong gia đình là..., nguồn động viên quý gia của mỗi người.
- Nhà - chỗ dựa.
- Tổ ấm – bình yên.
- Nhà – bình yên
- Tổ ấm – chỗ dựa.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” mang ý nghĩa gì?
- Anh chị em trong gia đình cần yêu thương, đùm bọc lấy nhau.
- Anhc chị em trong gia đình cần đồng lòng.
- Anh chị em trong gia đình cần bảo ban, dạy dỗ nhau.
- Anh chị em trong gia đình cần quan tâm nhau thường xuyên.