Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 kết nối Chủ đề 3: Tôn sư trọng đạo
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3: Tôn sư trọng đạo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức
BÀI 3: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Tôn sư trọng đạo thể hiện điều gì?
- Tôn vinh đạo lí làm người lương thiện.
- Kính trọng, biết ơn đối với người thầy.
- Ngợi ca công lao của bậc sinh thành.
- Răn dạy con người trở thành người con có hiểu.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Truyền thống là những hiện tượng văn hóa – kinh tế, được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, được bảo tồn qua năm tháng và có thể chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Truyền thống là những hiện tượng văn hóa – đời sống, được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, được bảo tồn qua năm tháng và có thể chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Truyền thống là những hiện tượng văn hóa – xã hội, được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, được bảo tồn qua năm tháng và có thể chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Truyền thống là những hiện tượng văn hóa – chính trị, được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, được bảo tồn qua năm tháng và có thể chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Câu 3: Hoạt động nào sau đây thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo?
- Kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7.
- Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12.
- Kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Câu 4: Học sinh có thể tham gia hoạt động nào để thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo?
- Động viên người thân tham gia các hoạt động xã hội.
- Quyên góp quần áo cho trẻ em khó khăn.
- Làm thiện nguyện trên các điểm trường vùng cao.
- Làm báo tường chào mừng ngày kỉ niệm 20/11.
Câu 5: Đâu là cách để phát triển mối quan hệ với thầy cô?
- Cùng bạn thực hiện nhiệm vụ chung được giao.
- Khuyến khích các bạn tham gia các hoạt động tập thể lớp.
- Gần gũi, chia sẻ với bạn bè khó khăn trong học tập.
- Kính trọng, lễ phép.
Câu 6: Theo em, đâu là vấn đề nảy sinh trong quan hệ thầy trò?
- Học sinh lễ phép, vâng lời thầy cô.
- Thầy cô tuyên dương học sinh có thành tích tốt.
- Học sinh hoàn thành nhiệm vụ được thầy cô giao phó.
- Học sinh có thái độ hoặc lời nói vô tâm khiến thầy cô buồn lòng.
Câu 7: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về chủ đề thầy trò?
- Trăm hay không bằng một thấy.
- Ăn có nơi, làm có chỗ.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Không thầy đố mày làm nên.
Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc giữ gìn tình thầy trò?
- Làm chủ được cảm xúc, hành động khi có hiểu lầm.
- Chủ động giải thích, trình bày suy nghĩ một cách lễ phép.
- Quan tâm đến cảm xúc của thầy cô.
- Ngại ngùng khi phải tiếp xúc và trò chuyện với thầy cô.
Câu 9: Đâu là cách để giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò?
- Kể chuyện cho bố mẹ để được an ủi.
- Giữ im lặng khi thầy cô hỏi han.
- Nhanh chóng đưa ra lời giải thích cho sự hiểu lầm.
- Đặt mình vào vị trí của thầy cô để thấu hiểu.
Câu 10: Đâu là tính từ biểu thị truyền thống tôn sư trọng đạo?
- Biết ơn.
- Cần cù.
- Nỗ lực.
- Thân thiện.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung có trong kế hoạch tổ chức hoạt động làm sản phẩm tri ân thầy cô chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11?
- Đối tượng tham gia.
- Ban tổ chức.
- Địa điểm tổ chức.
- Thời gian tổ chức.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là cách để giữ gìn tình thầy trò?
- Phớt lờ sự quan tâm của thầy cô dành cho mình.
- Trình bày suy nghĩ mạch lạc, lễ phép.
- Mạnh dạn tâm sự với thầy cô.
- Đặt mình vào vị trí thầy cô để hiểu thầy cô.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây không phải cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò?
- Giữ quan điểm của mình.
- Lắng nghe thầy cô phân tích.
- Viết thư cho thầy cô.
- Chia sẻ suy nghĩ của mình.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Trong giờ sinh hoạt lớp, khi thầy cô hỏi em về việc quên sách vở hoặc đồ dùng học tập, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Trình bày lí do, giải thích quanh co với thầy cô.
- Im lặng không nói gì.
- Nhận lỗi và hứa sẽ soạn sách vở kĩ trước khi đi học.
- Không nhận lỗi với thầy cô giáo.
Câu 2: Khi thầy cô trách phạt nhưng em cho là mình bị hiểu nhầm, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Trực tiếp phản bác lại thầy cô.
- Thầy cô nói xong lập tức chạy ra khỏi lớp.
- Im lặng không nói gì.
- Chờ thầy cô nói xong, đứng lên xin phép được trình bày rõ để thầy cô hiểu.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1:. Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” mang ý nghĩa gì?
- Sự tôn trọng, biết ơn đa dạy dỗ ta.
- Sự ca ngợi công lao của người thầy.
- Sự hàm ơn của người được dạy dỗ.
- Sự vất vả của nghề dạy học.