Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 kết nối Chủ đề 8: Tự hào quê hương em
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8: Tự hào quê hương em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức
BÀI 8: TỰ HÀO QUÊ HƯƠNG EM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước?
- Dân ca quan họ.
- Vịnh Hạ Long.
- Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Cố đô Huế.
Câu 2: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của nước ta?
- Núi Phú Sĩ.
- Lễ hội chùa Hương.
- Rừng tràm chim.
- Lễ hội Lồng Tồng.
Câu 3: Cảnh quan thiên nhiên là gì?
- Những nơi có phong cảnh đẹp nhưng không có giá trị.
- Niềm tự hào, là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cần giữ gìn và bảo vệ.
- Những cảnh quan không có gì nổi bật.
- Một phần không thể thiếu với con người.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về cảm nhận khi quan sát thiên nhiên?
- Cảm thấy buồn, lo lắng.
- Cảm thấy xấu hổ với bạn bè quốc tế.
- Không có cảm nhận gì.
- Tự hào, yêu quê hương, đất nước.
Câu 5: Đâu là cách thể hiện cảm xúc và niềm tự hào đối với cảnh quan thiên nhiên quê hương, đất nước?
- Nhắc nhở mọi người về sự tồn tại của cảnh quan.
- Học thuộc chi tiết về các cảnh quan.
- Ngắm nhìn, tham quan nhiều lần.
- Tìm hiểu và giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp.
Câu 6: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của nước ta?
- Thác bản dốc.
- Núi Phú Sĩ.
- Quảng trường thời đại.
- Tượng nữ thần tự do.
Câu 7: Đâu là tác động của cảnh quan thiên?
- Tốn chi phí tu sửa.
- Làm cho nơi đó ô nhiễm môi trường.
- Làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.
- Thu hút khách du lịch tới tham quan.
Câu 8: Em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?
- Vứt rác bừa bãi.
- Thái độ thờ ơ.
- Ngại ngùng khi giới thiệu về cảnh quan.
- Vẽ tranh hoặc tự hào khi giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên.
Câu 9: Hành động nào sau đây là sai, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên?
- Tổ chức tuyên truyền tại các trường học về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- Vận động thu gom giấy vụn, vỏ chai lọ để tái chế.
- Tham gia cải tạo vườn trường.
- Vứt đầu thuốc lá ngay tại chỗ đang đứng.
Câu 10: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường?
- Trực tiếp lên án các hành vi đó.
- Giả vờ không nhìn thấy.
- Thờ ơ, không quan tâm.
- Coi điều đó là hiển nhiên.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Đâu không phải là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước?
- Bãi biển.
- Thác nước.
- Cố đô Huế.
- Rộng bậc thang.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về việc nên làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
- Săn bắt động vật hoang dã ở rừng.
- Tham gia tuyên truyền viên nhỏ tuổi bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền mọi người không xả rác bừa bãi.
- Tích cực bảo vệ và chăm sóc cây.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây không phải là một dạng ô nhiễm môi trường?
- Nhà kính.
- Nước.
- Không khí.
- Tiếng ồn.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên là
- Trách nhiệm của các chú bảo vệ giữ gìn cảnh quan.
- Việc làm của những cán bộ.
- Trách nhiệm của mọi người.
- Việc làm của chính phủ.
Câu 2: Bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nhằm mục đích gì?
- Bảo vệ môi trường.
- Phát triển quê hương, đất nước.
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Duy trì, bảo vệ sự đa dạng phong phú của cảnh quan thiên nhiên.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Học sinh thực hiện bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nhằm mục đích?
- Góp phần làm cho phong cảnh ngày càng tươi đẹp và môi trường sống xanh – sạch – đẹp.
- Mang lại lợi ích cho con người.
- Tham quan các cảnh quan thiên nhiên.
- Khai thác các tài nguyên thiên nhiên.