Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 kết nối Chủ đề 9: Ước mơ nghề nghiệp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 9: Ước mơ nghề nghiệp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: ƯỚC MƠ NGHỀ NGHIỆP

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1:  Theo em, nghề nghiệp là gì

  1. Là công việc mà một người làm để duy trì cuộc sống hoặc đóng góp vào xã hội thông qua việc áp dụng và phát triển các kỹ năng, kiến thức của mình.
  2. Là công việc mà một người làm để kiếm sống hoặc đóng góp vào xã hội thông qua việc áp dụng và phát triển các kỹ năng, kiến thức của mình.
  3. Là công việc mà một người làm để thể hiện bản thân hoặc đóng góp vào xã hội thông qua việc áp dụng và phát triển các kỹ năng, kiến thức của mình.
  4. Là công việc mà một người làm để thể hiện tài năng hoặc đóng góp vào xã hội thông qua việc áp dụng và phát triển các kỹ năng, kiến thức của mình.

Câu 2: Nghề nào sau đây thường xuyên phải làm việc ở môi trường nhiều khói bụi?

  1. Luật sư
  2. Cảnh sát.
  3. Thợ xây.
  4. Kĩ sư.

Câu 3: “Người lái đò” là tên gọi ví von của nghề nghiệp nào?

  1. Thẩm phán.
  2. Giáo viên.
  3. Nhà báo.
  4. Nhân viên văn phòng.

Câu 4: Khi các thiết bị điện trong nhà bị hỏng, chúng ta phải tìm ai để sửa chữa?

  1. Thợ may.
  2. Thợ thủ công.
  3. Thợ sửa ống nước.
  4. Thợ điện.

Câu 5: Khi đường ống nước trong nhà bị vỡ, chúng ta phải tìm ai để sửa chữa?

  1. Thợ nề.
  2. Thợ hàn.
  3. Thợ kim hoàn.
  4. Thợ sửa ống nước.

Câu 6: Nghề nào dưới đây góp phần xây dựng nên một ngôi nhà?

  1. Nhà văn.
  2. Nhà khoa học.
  3. Kĩ sư phần mềm.
  4. Kiến trúc sư.

Câu 7: Nghề nào có vai trò lên kế hoạch, thiết kế, giám sát các dự án kiến trúc cho công trình từ lúc bắt đầu khởi công đến khi dự án hoàn thành?

  1. Công nhân.
  2. Kĩ thuật viên.
  3. Thợ mộc.
  4. Kiến trúc sư.

Câu 8: Nghề nào có thể tạo ra các đồ vật như: giường, tủ, bàn ghế,... để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày?

  1. Công nhân lắp ráp.
  2. Kỹ thuật viên.
  3. Thợ hàn.
  4. Thợ mộc

Câu 9: Nhận định nào dưới đây là đúng?

  1. Chỉ có những nghề lao động trí óc mới đáng tôn vinh.
  2. Những người lao động chân tay thường có học thức thấp.
  3. Chỉ có nghề dạy học mới là nghề cao quý.
  4. Bất cứ nghề nào trong xã hội cũng đáng quý và đáng được trân trọng như nhau.

Câu 10: Nghề nào được coi như “mẹ hiền”?

  1. Thầy thuốc.
  2. Thầy giáo.
  3. Thầy đồ.
  4. Nhà báo.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đâu không phải là cách tìm hiểu về nghề nghiệp mơ ước?

  1. Đọc sách.  
  2. Đọc báo.  
  3. Nghe thông tin từ chưa xác thực trên mạng.
  4. Phỏng vấn chuyên gia.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải thiết bị bảo hộ lao động?

  1. Mũ lưỡi trai.
  2. Găng tay.
  3. Đai an toàn.
  4. Áo phát quang.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây không phải là quy định về an toàn lao động?

  1. Chỉ mặc bảo hộ lao động khi làm việc một mình.
  2. Mặc đồ bảo hộ khi thực hiện công việc theo yêu cầu.
  3. Nắm rõ các quy tắc về bảo hộ lao động.
  4. Chủ động thực hiện các quy tắc.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Trong giờ làm văn, cô giáo yêu cầu cả lớp viết về gia đình mình và chọn một vài bài hay để đọc trước lớp. N được cô giáo gọi đứng lên đọc bài nhưng cả lớp đều phá lên cười khi bạn chia sẻ bố của mình làm nghề xe ôm? Nếu em là bạn thân của N, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  1. Cười cùng với các bạn trong lớp.
  2. Bỏ ngoài tai, tập trung viết bài của mình.
  3. Yêu cầu các bạn tôn trọng N và bố của N, không cười nữa để lắng nghe bạn chia sẻ.
  4. Tỏ ra không quan tâm.

Câu 2: “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” là câu tục ngữ nói về nghề nào?

  1. Tài xế.
  2. Kinh doanh.
  3. Thợ điện.
  4. Nông dân.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1:  Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Trong xã hội loài người, cái đáng quý nhất là lao động, người đáng quý nhất là người lao động.” Câu nói trên có ý nghĩa gì?

  1. Nhấn mạnh tầm quan trọng của lao động.
  2. Sự vất vả của người lao động.
  3. Sự cần mẫn của người lao động.   
  4. Tính chất công việc của người lao động.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay